Kịch múa Việt Nam: Bao giờ cho đến ngày xưa…

Cuối năm 2012, kịch múa "Sương Sớm - The Mist" - sản phẩm kết hợp của nhiều biên đạo múa trong và ngoài nước "trình làng" đã tạo được tiếng vang trong lòng công chúng yêu nghệ thuật. Sự kết hợp giữa múa đương đại và dân gian truyền thống đã mang đến những cảm xúc thẩm mỹ mới cho người xem. Kịch múa đã trở nên gần gũi hơn, dễ hiểu hơn. Và có lẽ, đã lâu lắm rồi, nền nghệ thuật múa Việt Nam mới có được một kịch múa để lại nhiều ấn tượng như thế... 1. Kịch múa được coi là hình thức múa đỉnh cao nhất trong các hình thức biểu hiện của nghệ thuật múa. Một nền nghệ thuật múa tiên tiến không thể vắng bóng những vở kịch múa trên sân khấu chuyên nghiệp. Kịch múa Việt Nam đã có một thời "hoàng kim" với nhiều tác phẩm đỉnh cao như "Ngọn lửa Nghệ Tĩnh", "Tấm Cám", "Huyền thoại mẹ", "Chị Sứ", "Cánh chim biên giới"... Đây là những tác phẩm được xếp vào cụm các tác phẩm xét Giải thưởng Nhà nước. Điều đáng nói là những tác phẩm trên ra đời khi nền nghệ thuật múa Việt Nam mới ở những nấc thang đầu … [Read more...]

NSND Phạm Anh Phương: Phải đào tạo khán giả

NSND Phạm Anh Phương hiện là Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam. Ông vừa bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ về nghệ thuật múa với đề tài "Múa dân gian của người Việt - Truyền thống và hiện đại". NSND Phạm Anh Phương cũng vinh dự được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2006 với chùm tác phẩm: Kịch múa "Lời ru của rừng", "Bến lụy" và vở thơ múa "Khai sơn phá thạch". Con số ấy không nhiều đâu, nhưng cũng là mừng lắm … [Read more...]

Nửa thế kỷ Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam

Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam đã trải qua một chặng đường 50 năm với sự nỗ lực không ngừng của nhiều thế hệ nghệ sĩ để khẳng định vị thế trong đời sống văn hóa nghệ thuật nước nhà và xây dựng nên một "thương hiệu" nghệ thuật. Ngày 6-8-1959, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định thành lập Dàn Nhạc giao hưởng, tiền thân của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, sau đó Dàn hợp xướng được thành lập đã khẳng định sự quan tâm đặc biệt trong việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới cùng với phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Tiếp theo, ngày 7-5-1964, Bộ Văn hóa lại có quyết định thành lập Nhà hát giao hưởng hợp xướng ca vũ kịch Việt Nam. Như vậy, ngoài các chương trình hòa nhạc giao hưởng, hợp xướng còn có sự phối hợp với các ca sĩ và diễn viên múa để thực hiện các vở nhạc kịch, vũ kịch. Dàn nhạc Giao hưởng và Dàn hợp xướng đã xây dựng nhiều chương trình hòa nhạc có giá trị nghệ thuật cao, góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở … [Read more...]

Tác phẩm múa: Hồn gió Việt

Tác phẩm múa Hồn gió Việt - là những câu chuyện, những cảm nhận khác nhau của con người về tình yêu, cuộc sống, quê hương, đất nước, cội nguồn văn hóa Việt. Ai cũng có một gia đình để gần gũi, yêu thương, một miền quê để da diết, khắc khoải nỗi nhớ, một hồn Việt để tự hào, nâng niu… 4000 năm dòng chảy của thời gian, tinh hoa, tâm hồn Việt được khắc sâu trong tâm khảm mỗi người dân Việt. Đó là một hồn quê giản dị mà sâu lắng, là sự gắn kết, giao thoa kỳ diệu giữa con người và thiên nhiên căng tràn nhựa sống, là những vũ điệu của nhịp sống thăng trầm nhưng mượt mà sâu lắng, là những cảm xúc lãng mạn mà cũng rất đỗi bình dị, đời thường… Tất cả cùng hòa nhịp và ngân vang những thanh âm của "Hồn gió Việt". Everyone has beloved family, nostalgia for a pasionate countryside, a proud Vietnamese soul, and forth. Also, 4000-year passage of time and Vietnamese people. It is a simple and profound rural soul, the miraculous combination between man and nature full of vigor, the gentle rhythm of … [Read more...]

Nhớ một thời “tiếng hát át tiếng bom”

Cách đây 60 năm, ngày 14-11-1951, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp cách mạng đầu tiên của Việt Nam mang tên: Đoàn văn công Nhân dân Trung ương, tiền thân của Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam được Bác Hồ và Trung ương Đảng chỉ đạo thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Từ nôi nghệ thuật này, các thế hệ nghệ sĩ đã nối tiếp nhau lên đường, bằng trái tim, tài năng và khối óc của mình, họ đã làm nên những chiến công xuất sắc trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật với những cái tên như: Nguyễn Xuân Khoát, Thế Lữ, Lưu Hữu Phước, Học Phi, Đặng Đình Hưng, Thái Ly, Nguyễn Văn Thương, Đào Mộng Long; rồi Quốc Hương, Ngọc Dậu, Trần Hiếu, Thanh Đính, Tân Nhân, Chu Thúy Quỳnh, Tiến Định, Mạnh Hùng; rồi tiếp đến Nguyệt Nga, Quang Thọ, Thu Hiền, Trung Đức… Trùng trùng điệp điệp những tài năng phát lộ trong cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc. Bài 1: Trưởng thành trong gian khó Trong đoàn các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam trở về nơi thành lập ở bến Canh Nông, Nông Tiến, tỉnh Tuyên … [Read more...]

Thơ múa “Con đường từ trái tim”

Trong hai ngày 28 - 29/10, tại Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, Hội Nghệ sỹ Múa Việt Nam công diễn tổ khúc thơ múa "Con đường từ trái tim" nhằm hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Tổ khúc thơ múa "Con đường từ trái tim" có thời lượng 70 phút do nghệ sĩ nhân dân Ứng Duy Thịnh viết kịch bản, Tổng đạo diễn nghệ sĩ nhân dân Phạm Anh Phương, các nghệ sỹ múa cùng tập thể diễn viên Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội thực hiện. Tổ khúc thơ múa khác với kịch múa bởi tác phẩm không có nhân vật chính - phụ, mà là những mảng miếng được kết nối theo một chủ đề xuyên suốt. Ở "Con đường từ trái tim", tác phẩm mở ra 5 không gian, với nội dung, tuyến nhân vật khác nhau. Chương 1: "Bất khuất" là hình ảnh những chiến sĩ cộng sản trong xà lim tăm tối vẫn tràn đầy nhiệt huyết, sẻ chia để cùng vượt qua gian khổ. Chương 2:"Chia tay Hà Nội" khắc họa đôi trai gái Hà thành và bạn bè tạm gác tình yêu lãng mạn để lên đường chiến đấu theo lời kêu gọi của Chủ … [Read more...]

“Diễn viên ‘Carmen Hà Nội’ đã cố gắng rất nhiều”

Dù nhận được nhiều nhận xét trái chiều của dư luận và giới chuyên môn trong lần ra mắt vào tháng 5/2011, Carmen Hà Nội - vở opera đương đại được phóng tác từ Carmen kinh điển của Bizet do NH Nhạc Vũ Kịch VN và đạo diễn Thụy Điển hợp tác dàn dựng - sẽ vẫn được tái diễn vào tháng 9/2011 tại Nhà hát Lớn. TT&VH đã có cuộc trò chuyện với NSND Phạm Anh Phương - GĐ Nhà hát Nhạc Vũ Kịch, đồng thời là đạo diễn nghệ thuật của chương trình. * Sau những lời khen dành cho Carmen Hà Nội cũng như những đóng góp của khán giả, với vai trò là đạo diễn nghệ thuật của chương trình, ông có thể cho biết ý kiến của mình? - Khen chê là quyền của khán giả nhưng chỉ nên nhìn ở một góc độ nào đó thôi. Còn bản thân diễn viên, họ cũng đã cố gắng rất nhiều. Với thù lao nghệ thuật cũng chỉ có 20.000 đồng/ buổi, để thực hiện vở diễn này, các diễn viên của chúng tôi phải học ngôn ngữ bản gốc từ cách đây 7 - 8 tháng. Vì thế, thiếu sót xảy ra là điều khó tránh khỏi. Với mục đích là để duy trì, phát triển … [Read more...]

Nghệ sĩ múa Kim Chung: Nhẹ nhàng chiếc nón quai thao

Gặp nghệ sĩ Kim Chung ở nhà riêng trên phố Nguyên Hồng, thật không khỏi bất ngờ trước vẻ bề ngoài nhỏ nhắn, khuôn mặt đẹp bình dị của chị - nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa… Sinh ra và lớn lên ở vùng quê chiêm trũng Thái Bình, Kim Chung may mắn hơn so với những bạn bè cùng trang lứa là chị được tham gia học múa, hát tại Nhà Văn hóa từ lúc còn nhỏ. Cơ duyên gắn chị với nghệ thuật múa là vào năm 1972, khi Trường múa Việt Nam về tỉnh … [Read more...]

Phạm Minh: Ballet không phải là một loại kịch câm

Trong hoàn cảnh toàn cầu hóa, nhiều người Việt đã ra nước ngoài học tập và tu nghiệp. Họ có cơ hội tiếp cận với những nền văn hóa khác, với những tri thức mới của nhân loại. Nhiều người trong số đó đã trở về và có những đóng góp đáng kể làm thay đổi cuộc sống của người Việt Nam hôm nay; nhưng cũng có không ít người, vì những hoàn cảnh khác nhau đã ở lại nước sở tại hoặc tìm đến các nước thứ 3 để làm … [Read more...]