NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT DÀNH CHO THÍ SINH DỰ TUYỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM I. Các chuyên ngành đào tạo: Chuyên ngành Cao đẳng chính quy Cao đẳng LT chính quy Trung cấp chính quy Biên đạo múa 3 năm 2 năm Huấn luyện múa 3 năm NTBD Kịch múa 6.5 năm 6 năm NTBD múa Dân gian dân tộc 4.5 năm 2 năm NTBD múa Đương đại 4.5 năm 2 năm II. Học phí: Được giảm 70% theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP. - Bậc trung cấp: … [Read more...]
Nhạc sĩ An Thuyên cả cuộc đời cống hiến trọn vẹn cho nền âm nhạc nghệ thuật Việt Nam
Nhạc sĩ, thiếu tướng Nguyễn An Thuyên đã được đông đảo công chúng yêu âm nhạc biết đến từ tác phẩm đầu tay Em chọn lối này, viết năm 1971 (khi tròn 21 tuổi). Rồi đến Ðêm nghe hát đò đưa nhớ Bác (1974), Khi xe tăng qua miền quan họ (1984), Huế thương (1992), Neo đậu bến quê (1993)... Tất cả đều mang âm hưởng dân ca ngọt ngào sâu lắng. Những sáng tác của ông phần nhiều mang âm hưởng dân gian đi vào lòng người. Ông tâm sự: "Tôi đã được … [Read more...]
Nửa thế kỷ Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam
Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam đã trải qua một chặng đường 50 năm với sự nỗ lực không ngừng của nhiều thế hệ nghệ sĩ để khẳng định vị thế trong đời sống văn hóa nghệ thuật nước nhà và xây dựng nên một "thương hiệu" nghệ thuật. Ngày 6-8-1959, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định thành lập Dàn Nhạc giao hưởng, tiền thân của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, sau đó Dàn hợp xướng được thành lập đã khẳng định sự quan tâm đặc biệt trong việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới cùng với phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Tiếp theo, ngày 7-5-1964, Bộ Văn hóa lại có quyết định thành lập Nhà hát giao hưởng hợp xướng ca vũ kịch Việt Nam. Như vậy, ngoài các chương trình hòa nhạc giao hưởng, hợp xướng còn có sự phối hợp với các ca sĩ và diễn viên múa để thực hiện các vở nhạc kịch, vũ kịch. Dàn nhạc Giao hưởng và Dàn hợp xướng đã xây dựng nhiều chương trình hòa nhạc có giá trị nghệ thuật cao, góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở … [Read more...]
Phản hồi gần nhất