Đồng quê trong ngôn ngữ múa

Xem Sương sớm, khán giả như được sống lại thời thơ ấu, được nhìn, nghe, ngửi và cảm nhận được sự chuyển động của thôn quê khi sớm mai. Để thêm yêu và thêm nhớ mảnh đất nơi mình đã sinh ra. Mới đầu, Tấn Lộc có lẽ cũng không nghĩ vở diễn của mình lại thu hút khán giả đến vậy... Hai đêm diễn chật kín khán giả dù vở diễn đã từng được công diễn trước đây cho thấy được sức hút và sự thành công của nó. Sở dĩ Sương sớm thành công đến vậy có lẽ không chỉ nhờ ở tài năng của các nghệ sĩ mà còn ở "tinh thần" mà nó mang lại. "Coi Sương sớm bỗng nhớ về quê nhà, nhất là những tiếng chuông chùa thảnh thót, mùi sả thơm ngào ngạt và tiếng chổi quét soàn soạt rất thân thương". Một khán giả trung niên nhớ lại. Vở diễn là một câu chuyện kể về một buổi sáng trong sương sớm của người nông dân, với những công việc thường ngày quen thuộc như ra đồng làm lúa, xay gạo, chuẩn bị phiên chợ sớm… Nét độc đáo của vở múa đó chính là việc thể hiện hình ảnh người nông dân Việt Nam cần cù chăm chỉ, làm việc … [Read more...]

Khi xã hội đổ xô làm giàu, sẽ thụt lùi văn hóa!

Bây giờ chị cứ đưa tin Giao hưởng với Đàm Vĩnh Hưng, tôi đảm bảo người ta sẽ chọn ngay nhạc Đàm Vĩnh Hưng chứ chẳng chọn Giao hưởng. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta tiêu cực", nhạc sĩ Dương Thụ. - PV: Ông có thể lý giải phần nào về sự bát nháo trong đời sống âm nhạc gần đây? NS. Dương Thụ: Sự bát nháo về văn hóa nói chung xảy ra gần đây do chúng ta đã đổ xô, đã chạy theo một cuộc làm giàu. Trên đời này, khi thiên … [Read more...]

Nhớ một thời “tiếng hát át tiếng bom”

Cách đây 60 năm, ngày 14-11-1951, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp cách mạng đầu tiên của Việt Nam mang tên: Đoàn văn công Nhân dân Trung ương, tiền thân của Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam được Bác Hồ và Trung ương Đảng chỉ đạo thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Từ nôi nghệ thuật này, các thế hệ nghệ sĩ đã nối tiếp nhau lên đường, bằng trái tim, tài năng và khối óc của mình, họ đã làm nên những chiến công xuất sắc trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật với những cái tên như: Nguyễn Xuân Khoát, Thế Lữ, Lưu Hữu Phước, Học Phi, Đặng Đình Hưng, Thái Ly, Nguyễn Văn Thương, Đào Mộng Long; rồi Quốc Hương, Ngọc Dậu, Trần Hiếu, Thanh Đính, Tân Nhân, Chu Thúy Quỳnh, Tiến Định, Mạnh Hùng; rồi tiếp đến Nguyệt Nga, Quang Thọ, Thu Hiền, Trung Đức… Trùng trùng điệp điệp những tài năng phát lộ trong cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc. Bài 1: Trưởng thành trong gian khó Trong đoàn các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam trở về nơi thành lập ở bến Canh Nông, Nông Tiến, tỉnh Tuyên … [Read more...]