Loạt bài luận về lịch sử múa hiện đại – Kỳ 2: Học thuyết Delsarte – Múa không thể tách rời các học thuyết

Phần 2 trong loạt bài luận về lịch sử Múa hiện đại (5 kỳ) của tác giả Chinh Ba. HƠN MỘT THẾ KỶ CHỐNG MÚA Loạt bài luận về lịch sử múa hiện đại Kỳ 2 - Học thuyết Delsarte - Múa không thể tách rời các học thuyết "Không có gì kinh khủng bằng một cử chỉ vô nghĩa. Chỉ có những người mất trí (và một số vũ công) mới thực hiện những động tác như vậy." - Francois Delsarte Múa được sinh ra với vai trò của một trong những hệ thống ngôn ngữ nhằm biểu đạt các ý thức và kết nối các ý thức lại với nhau. Và như mọi hệ thống ngôn ngữ khác,, cũng như mọi sự vật, hiện tượng khác, không có bất cứ thứ gì được tạo ra từ trống không. Trong quá trình nghiên cứu về Lịch sử múa Hiện đại, tôi nhận thấy sự liên quan giữa rất nhiều thành tố đóng góp cho các cột mốc lịch sử quan trọng, những nhân vật có tầm ảnh hưởng, bao gồm có sự mối quan hệ đan chéo của các hạt giống cho cây phả hệ Múa Hiện đại, cấu trúc lịch sử, địa lý, nền tảng giáo dục, các trào lưu về văn hóa, triết học, nghệ thuật, sự … [Read more...]

Loạt bài luận về lịch sử múa hiện đại – Kỳ 1: Tuyên ngôn phi tuyên ngôn

Modern Dance của John Martin, cuốn sách xuất bản năm 1933 đã đánh dấu đánh dấu định hình phê bình múa (thay vì trước đây là các nhà phê bình âm nhạc, sử dụng kiến thức âm nhạc để phê bình múa). Dự án nghiên cứu lịch sử múa hiện đại bắt đầu từ khi nghệ sĩ Chinh Ba đọc cuốn Modern Dance của John Martin. Chinh Ba cũng là nhà sáng lập không gian CAB Hoian với 3 chức năng: CAB Studio cho hoạt động nhảy múa, trình diễn, CAB Lab cho hoạt động nghệ thuật trẻ em, CAB Residency cho hoạt động lưu trú nghệ thuật nhằm bảo vệ di sản nghệ thuật khu vực miền trung.   Dự án đang được xây dựng ở gian đoạn thử nghiệm và demo một số nền tảng cho phê bình và nghiên cứu múa hiện đại ở Việt Nam. Dự án cộng tác cùng Dat Nguyễn và Lê Mai Anh .............................................. Dưới đây là bài viết đầu tiên về lịch sử múa theo góc nhìn No Dance. Khởi nguồn từ một quan sát về con người, khi con người nhận được “một điều gì đó” chưa được biết đến hoặc không thể biết đến. Họ thể hiện … [Read more...]

Nghệ thuật là góc nhìn – Đạo diễn Trần Anh Hùng

Đạo diễn Trần Anh Hùng là một đạo diễn điện ảnh người Pháp gốc Việt. Anh được biết tới nhiều nhất qua các tác phẩm về chủ đề Việt Nam với phong cách thực hiện đương đại. Anh là đạo diễn của Mùi đu đủ xanh (L'Odeur de la papaye verte), bộ phim duy nhất cho đến nay của điện ảnh Việt Nam lọt vào danh sách đề cử vòng cuối cùng của Giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất, và anh cũng là đạo diễn của Xích Lô, Mùa Hè Chiếu Thẳng Đứng, Rừng Na Uy, Vĩnh Cửu. Phong cách làm phim chịu ảnh hưởng điện ảnh Pháp của Trần Anh Hùng có thể gói gọn trong câu: "Nghệ thuật là sự thật được đeo mặt nạ". Anh khước từ cách làm phim kể chuyện, đi theo phong cách ngôn ngữ điện ảnh đầy chất thơ, chất hình: đánh mạnh vào cảm giác của người xem khiến họ thưởng thức chúng không phải bằng cái đầu duy lý nữa mà bằng cảm giác của ngôn ngữ cơ thể. Trong buổi trò chuyện diễn ra vào ngày 3/7/2021 trên nàng tảng số với hơn 200 người tham gia tìm hiểu về “Tính thơ và Khả năng đánh thức các giác quan trong phim của … [Read more...]

7 điểm khác biệt giữa múa cổ điển Trung Quốc và Ballet

Mục lục bài viết Khác biệt về lịch sử Khác biệt về chế độ luyện tập Điểm khác biệt về thể chất Khác biệt về kỹ thuật Điểm khác biệt về sự kết nối với võ thuật Điểm khác biệt về văn hóa Sự khác nhau trong cử động chân của nữ vũ công Ballet là hình thức nghệ thuật phổ biến trong xã hội Tây phương với các vở diễn nổi tiếng như Swan Lake (Hồ Thiên Nga) hay Nutcracker (Kẹp Hạt Dẻ). Ở Đông phương cũng có một thể loại nghệ thuật mới được biết đến rộng rãi trong vài năm gần đây, đó là múa cổ điển Trung Hoa. Các màn trình diễn múa Trung Quốc mà chúng ta biết trước kia, trên thực tế là đã bị pha trộn rất nhiều kỹ thuật từ ballet, nhảy hiện đại đến jazz, vì vậy mà trước đây, rất ít người biết đến múa cổ truyền Trung Quốc chân chính là gì. Vào năm 2006, Đoàn biểu diễn nghệ thuật Thần Vận có trụ sở tại New York đã được thành lập với sứ mệnh khôi phục nền văn minh cổ truyền 5,000 năm Trung hoa thông qua những điệu múa đẹp thuần khiết tái hiện lại lịch sử. Từ đó cho đến nay, múa cổ … [Read more...]

Nhìn lại lịch sử Nghệ thuật Múa

     Chúng ta đang sống trong thế "giới phẳng", chính vì thế, sự va đập giữa các luồng, nền văn hóa khác nhau là điều không thể né tránh. Hồ hởi, phấn khởi trong việc cách tiếp cận cái mới, nhưng chắc cũng không thể nào tránh khỏi sự e ngại, thậm chí lo lắng cái bản ngã văn hóa của quốc gia, dân tộc dễ bị sao nhãng. Mặt sau của tấm huân chương luôn là mối quan tâm với những cấp độ khác nhau cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã sớm nhận thấy vài trò của văn hóa như một tác nhân thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Đặc biệt vấn đề về bản sắc văn hóa dân tộc đã có định hướng chiến lược, được biểu hiện rõ thông qua Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ Đảng (khóa VIII). Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Rõ ràng chẳng ai có thể đo đếm theo phương pháp định lượng được mà chỉ nhận diện nó bằng định tính, cảm tính. Đó là tinh thần, cốt cách, trí tuệ, tài năng ... của người dân đất Việt. Bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện, biểu hiện trên nhiều phương diện … [Read more...]

“Palao” -“Buông” – xin đừng buông!

" Khi một con thuyền lớn sắp ra khơi, khi người trẻ ra đời tìm lẽ sống, khi tiễn một sinh linh trên nẻo đường mới, người Chăm "Palao". Palao, tiếng Chăm nghĩa là "buông", tiễn đưa để đón điều mới mẻ", một đoạn giới thiệu về Palao, đủ để khiến cho mình cảm thấy "rùng mình". Múa Việt Nam xin giới thiệu cảm nhận của một khán giả sau khi thưởng thức vở múa đương đại Palao. Bài viết của khán giả Lưu Quốc Bản thân tôi chưa đủ trải nghiệm, hiểu biết hay sự sâu sắc nội tâm để hiểu toàn bộ Palao và những thông điệp mà Palao muốn truyền tải đến khán giả.Và mình thật sự không hiểu nổi Palao, nhưng đôi khi, những gì tôi cảm nhận được sau khi xem vở diễn còn "ám ảnh" hơn tất cả những gì tôi có thể hiểu được. Đã có một khoảnh khắc trong Palao, ở đâu đó khiến cho tôi liên tưởng về dân tộc Việt Nam, đến thế hệ trẻ 9x Việt Nam trở đi dần quên đi nguồn gốc của mình và lòng biết ơn với tổ tiên ông bà ta. Ở đâu đó Palao còn đại diện cho một điều gì đó lớn lao hơn chỉ là một buổi biểu … [Read more...]

Xem Ballet Romeo và Juliet của Nhà hát Moskova (Nga) biểu diễn tại Warszawa

Tối qua, tôi được con gái rủ đi xem vở ballet Romeo và Juliet của Nhà hát Moskova (Nga) biểu diễn tại Warszawa. Câu chuyện xảy ra ở nước Ý, được văn hào người Anh William Shakespeare viết thành một vở bi kịch, từ thế kỷ 16, mà cả thế giới không mấy người không biết, có lẽ cũng giống như người Việt biết về Truyện Kiều... Đã từng xem câu chuyện này trên sân khấu kịch nói, trên màn ảnh, nay lần đầu xem vở Ballet trình diễn thấy “Romeo và Juliet” càng say đắm lòng người. Bài viết của tác giả Mạc Văn Trang Vở Ballet trung thành với cốt truyện Romeo và Juliet của Shakespeare. Tôi dốt cả về nghệ thuật múa lẫn âm nhạc, vậy mà vẫn bị cuốn hút từ đầu đến cuối vào vở Nhạc kịch Ballet gần ba tiếng đồng hồ (không kể 2 lần giải lao 40 phút). Không một lời nào, chỉ bằng vũ điệu, ngôn ngữ hình thể và âm nhạc mà bao nhiêu cung bậc tình cảm từ nội tâm sâu thẳm của con người được bộc lộ, diễn tả, truyền cảm lạ thường. Mở màn ra là Lễ hội hóa trang ở lâu đài nhà Juliet, mà Romeo lọt vào, … [Read more...]

Tôi đã đến Bolshoi Theatre…

Ngày nay, du lịch văn hóa đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và cả với những du khách Việt Nam. Rất nhiều người đã lựa chọn việc khám phá những vùng đất, những danh lam thắng cảnh, thưởng thức nhức đặc sản... là điều không thể thiếu trong những chuyến đi của mình. Tuy nhiên, có những du khách lại lựa chọn hành trình khám phá thế giới của mình bằng du lịch nghệ thuật. Trên thế giới có rất nhiều vở diễn đặc sắc độc đáo của từng nhà hát, quốc gia mà nếu có dịp ghé thăm nơi đây, nhiều du khách luôn cố gắng tìm những tấm vé xem kịch, hòa nhạc, opera, ballet... Đó thật sự là những trải nghiệm tuyệt vời. Múa Việt Nam xin chia sẻ một bài viết của tác giả Lương Vũ Hải trong một "tour du lịch nghệ thuật" tại nước Nga thưởng thức những vở opera và ballet tại hai nhà hát danh tiếng Bolshoi Theatre và Mariinsky Theatre. Đây sẽ là kinh nghiệm quý giá và những góc nhìn chân thực cho những ai đang có dự định hoặc ước mơ được thưởng thức những vở diễn đẳng cấp quốc tế tại những nhà hát danh … [Read more...]

Romeo và Juliet, ballet tuyệt vời của Sergei Prokofiev

Ballet Romeo và Juliet đã giúp cho tên tuổi nhà soạn nhạc Nga Xô viết Sergei Prokofiev sánh ngang với các tác giả nhạc vũ kịch hàng đầu thế giới. “Romeo và Juliet” là ballet của nhà soạn nhạc Sergei Prokofiev được sáng tác từ năm 1935 và biểu diễn lần đầu ngày 30/12/1938 tại Nhà hát Quốc gia Brno (Czech). Lúc đó là Ballet 1 màn với biên đạo múa là Ivo Vania Psota; thiết kế V. Skrushny; chỉ huy dàn nhạc K. Arnold; Libretto: A.I. Piotrovsky, Sergei Prokofiev, S. Radlov. Ballet trình diễn lần đầu ở Liên Xô vào ngày 11/1/1940, tại Nhà hát Nhạc vũ kịch Kirov ở Leningrad với libretto của Adrian Piotrovsky, Sergei Prokofiev, Sergei Radlov; biên đạo múa: Leonid Lavrovsky; thiết kế sân khấu: Peter Williams. Lần biểu diễn tiếp theo ở đây là ngày 26/6/1979 và do Y.N. Grigorovich dàn dựng; Phong cảnh - S. Virsaladze; Chỉ huy dàn nhạc - Alexander Zhyuraytis. “Romeo và Juliet” của Sergei Prokofiev là một trong những vở ballet nổi tiếng nhất của thế kỷ 20. Trong sự hợp tác với đạo diễn … [Read more...]

Lược sử ballet Nga nửa đầu thế kỷ XX (hay Ballet đã ở lại với Liên Xô như thế nào…)

Nga không phải là cái nôi đầu tiên của Ballet tuy nhiên đây là một trong những sân khấu ballet kinh điển trên thế giới. Múa Việt Nam xin giới thiệu một bài viết của tác giả Lương Vũ Hải, một người đam mê nhạc cổ điển và ballet. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo bởi tác giả cũng chỉ nghiên cứu và tìm hiểu từ nhiều nguồn, LƯỢC SỬ BALLET NGA NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX (hay Ballet đã ở lại với Liên Xô như thế nào...) Thực tế Nga không phải là cái nôi đầu tiên của Ballet. Tiền thân ballet vốn xuất phát từ Ý và nó thực sự được hàn lâm hóa ở Pháp trước khi lan rộng ra khắp toàn châu Âu cũng như Nga. Đến cuối thế kỉ XIX, sự yêu thích và quan tâm của hoàng gia Nga đã khiến Ballet nở rộ. Ballet Nga đã đạt tới đỉnh cao, với sự xuất hiện của nhiều tài năng biên đạo, soạn nhạc và đặc biệt là những vũ công kiệt xuất như A.Pavlova, M.Fokin, M.Kschessinska, O. Preobrajenska, T. Karsavina (cũng là người thiết lập đoàn Royal ballet huyền thoại của Anh), G. Balanchine (sau này được coi là cha đẻ của … [Read more...]