KHÁI QUÁT MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VÀ CÁC PHẦN BÀI HỌC CƠ BẢN TRONG MÚA ĐƯƠNG ĐẠI

I. Khái quát Múa đương đại: "Múa đương đại" là một từ buzz phổ biến trong ngành công nghiệp giải trí ngày hôm nay, nhưng ngay cả các vũ công chuyên nghiệp và biên đạo múa đã có một thời gian khó trả lời câu hỏi "Điều gì là đương đại?" Những người trong chúng ta, những người cố gắng để xác định Múa đương đại thường chỉ ra rằng Múa đương đại đến từ múa hiện đại (Modern Dance) và trở lại trong kỹ thuật múa … [Read more...]

Lê Ngọc Văn: ‘Khi múa, tôi có thể trở thành bất kỳ ai’

"Cảm giác là người duy nhất thật khó tả, tôi tự hào và vinh dự khi được làm việc ở Anh" - nghệ sĩ, biên đạo múa Lê Ngọc Văn chia sẻ cảm xúc khi trở thành nghệ sĩ Việt duy nhất trong Đoàn vũ kịch quốc gia xứ sương mù. - Sau 7 năm học ở Việt Nam, hơn 15 năm đào tạo và làm việc ở châu Âu, giờ anh đã có hơn 20 năm trong nghề, một quãng thời gian khá dài. Trở lại với những ngày đầu tiên, anh đến với múa như thế nào? - Lúc đầu tôi … [Read more...]

Viết trong không khí thông qua múa

Trong nghệ thuật thư pháp Trung Quốc, những khoảng trống cũng quan trọng như những con chữ. Sau gần 4 thập kỷ nghiên cứu, đoàn múa đương đại - lấy tên từ loại hình múa nổi tiếng lâu đời nhất Trung Quốc mà nghệ thuật thượng võ truyền thống và thiền là một phần cơ bản của chế độ tập luyện - đã phát triển ngôn ngữ thị giác của chính nó. Ngôn ngữ bắt nguồn từ giám đốc nghệ thuật và nhà sáng lập 65 tuổi của đoàn múa Cloud Gate, Lin Hwai - min … [Read more...]

Lê Việt: Từ múa dân tộc đến dự án bỏ ngỏ

Nhiều người quan niệm sai lầm rằng: Cứ đội hình xinh xinh, quần áo lấp lánh, quơ tay đều là ra múa dân tộc. Qua cuộc gặp gỡ với biên đạo múa Lê Việt (tên thật là Lê Ngô Bảo Việt, giám đốc nghệ thuật vũ đoàn Phương Việt), chúng tôi được nghe nhiều hơn những điều hay về múa… Tác phẩm múa Lời then mẹ kể đoạt giải A Liên hoan múa TP.HCM lần 4-2013 Mỗi tác phẩm một công trình Lê Việt đã có 10 năm gắn bó với nghề múa dân tộc. Trong Liên hoan múa TP.HCM lần 4-2013 diễn ra trong tháng 8 này, vũ đoàn Phương Việt của anh góp mặt với 7 tác phẩm. Trong đó tác phẩm Lời then mẹ kể được giải A, Chè dây được giải B. Cũng trong khuôn khổ liên hoan này, anh đã nhận được HCB Tài năng biên đạo trẻ toàn quốc 2013. Những thành quả đó là hoàn toàn đáng tự hào với một đơn vị xã hội hóa tự bươn chải như vũ đoàn của Lê Việt. Tuy nhiên, nỗi buồn nghề nghiệp không hề nhỏ vẫn hiện hữu trong anh: nhiều người còn chưa yêu nổi múa. 5 ngày diễn ra liên hoan, hàng ghế khán giả rất vắng người, kể cả đêm tổng … [Read more...]

Biên đạo múa Ngọc Anh: Phải một lần vượt đỉnh núi

Tài năng, đam mê và tâm huyết- Bắt đầu với vai trò của một diễn viên múa, đạt được thành công với giải thưởng "Nam diễn viên múa xuất sắc nhất Vương quốc Anh", rồi lại chọn con đường trở thành biên đạo múa. Vì đó là ước mơ, hay vì "khi người ta không làm diễn viên múa nữa, thì chỉ có thể làm biên đạo múa"? Sáng tác đến với tôi rất sớm và cũng rất tự nhiên. Tôi nhớ khi tôi học năm thứ 5 ở trường Múa Việt … [Read more...]

Đông Tây hội ngộ trong Ta đã ở đó

Sau những show múa gây được nhiều tiếng vang của vũ đoàn Arabesque, hai biên đạo/diễn viên Việt Nam là Ngọc Anh và Thuỳ Chi đã tiếp tục làm phong phú hơn đời sống của nghệ thuật múa đương đại Việt Nam khi cùng nhau tổ chức chương trình Ta đã ở đó. Sau 15 năm theo học và làm việc tại hai nền văn hoá khác nhau là Anh và Trung Quốc, hai nghệ sĩ múa trẻ tuổi đã trở về… Ngọc Anh và Thuỳ Chi gặp nhau lần đầu trong vở múa đương đại Mộc của Arabesque. Trong chương trình này, Thuỳ Chi là một trong những diễn viên múa chính, còn Ngọc Anh là một trong ba biên đạo. Hai tác phẩm Dấu chân và Cố hương của Ngọc Anh trong Mộc tạo dấu ấn về cảm xúc của một thanh niên giữa lằn ranh quê hương và cánh cửa mở ra thế giới đã nhiều lần được mời dàn dựng lại, biểu diễn và tham gia các festival múa tại nhiều nước. Tốt nghiệp trường cao đẳng Múa Việt Nam, nhận được học bổng tại học viện Nghệ thuật biểu diễn Hong Kong, sau đó Ngọc Anh trở thành biên đạo múa được mời hợp tác thường xuyên với hội Liên … [Read more...]

Múa đương đại không phải… múa đại!

Trong hơn 80 tiết mục tham dự cuộc thi Tài năng trẻ biên đạo múa toàn quốc và Liên hoan nghệ thuật múa TP.HCM lần 4 vừa kết thúc tối 10-8 tại Nhà hát TP.HCM, có khoảng 30% các tiết mục đã mạnh dạn sử dụng chất liệu múa đương đại mới mẻ. Trong khuôn khổ liên hoan, một hội thảo có tên gọi "Những bất cập trong công tác đào tạo múa đương đại tại các trường văn hóa nghệ thuật VN" cũng đã được tổ chức và thu hút sự tham gia của đông đảo những nhân vật trong ngành múa VN. Ðây được xem như phát pháo hiệu đầu tiên nhằm từng bước chính thức công nhận thành viên mới "sành điệu" múa đương đại vào gia đình các thể loại múa ở VN. Người em "nổi loạn" Cách đây 15 năm, một dự án trao đổi văn hóa giữa Pháp và VN đã cử bà Regine Chopinot - biên đạo múa nổi tiếng của Pháp - sang dàn dựng những tác phẩm múa đương đại tại Nhà hát vũ kịch VN và Trường cao đẳng Múa VN, với các vở như Dưới làn da, Ánh mắt, Giáp Thân... Tuy nhiên, nhiều khán giả thời điểm đó đi xem về và bày tỏ sự thất vọng lớn. … [Read more...]

Cái tên đảm bảo cho chất lượng múa Việt Nam

Nghệ sĩ Cao Chí Thành sinh năm 1980, một người thuộc thế hệ 8X đầy tài năng của Việt Nam. Từ nhỏ, Thành rất thích thú mỗi lần xem trên tivi vở diễn "Cái chết của thiên nga". Cao Chí Thành đã chia tay với sàn diễn để chuyên tâm vào công việc giảng dạy tại trường Cao đẳng Múa Việt Nam, dù không còn trên sàn diễn nhưng "Hoàng tử" mới 32 tuổi, cùng những tâm huyết, tình yêu với ballet vẫn vẹn nguyên, sung sức như cái ngày anh được vinh danh tại Cuộc thi ballet quốc tế … [Read more...]

Kịch múa Việt Nam: Bao giờ cho đến ngày xưa…

Cuối năm 2012, kịch múa "Sương Sớm - The Mist" - sản phẩm kết hợp của nhiều biên đạo múa trong và ngoài nước "trình làng" đã tạo được tiếng vang trong lòng công chúng yêu nghệ thuật. Sự kết hợp giữa múa đương đại và dân gian truyền thống đã mang đến những cảm xúc thẩm mỹ mới cho người xem. Kịch múa đã trở nên gần gũi hơn, dễ hiểu hơn. Và có lẽ, đã lâu lắm rồi, nền nghệ thuật múa Việt Nam mới có được một kịch múa để lại nhiều ấn tượng như thế... 1. Kịch múa được coi là hình thức múa đỉnh cao nhất trong các hình thức biểu hiện của nghệ thuật múa. Một nền nghệ thuật múa tiên tiến không thể vắng bóng những vở kịch múa trên sân khấu chuyên nghiệp. Kịch múa Việt Nam đã có một thời "hoàng kim" với nhiều tác phẩm đỉnh cao như "Ngọn lửa Nghệ Tĩnh", "Tấm Cám", "Huyền thoại mẹ", "Chị Sứ", "Cánh chim biên giới"... Đây là những tác phẩm được xếp vào cụm các tác phẩm xét Giải thưởng Nhà nước. Điều đáng nói là những tác phẩm trên ra đời khi nền nghệ thuật múa Việt Nam mới ở những nấc thang đầu … [Read more...]

Đoàn vũ kịch Thượng Hải (Shanghai Ballet)

Đoàn Vũ Kịch Thượng Hải (The Shanghai Ballet) chính thức được đổi tên vào năm 1979 với tên gọi ban đầu là nhóm biểu diễn The White-haired Girl. Tháng 10 năm 1965, vở ba lê The White-haired Girl ( Bạch Mao Nữ) lần đầu tiên ra mắt tại Nhà hát Xu Hui ở Thượng Hải. Tác phẩm đã giành giải huy chương vàng cho giải Múa cổ điển đẹp nhất (Best Classical Dance Works) của thế kỷ 20 ở Trung Quốc. Chính điều này đã góp phần tạo nên vị trí nổi bật cho Shanghai Ballet ở Trung Quốc. Ngoài ra, trong … [Read more...]