Loạt bài luận về lịch sử múa hiện đại – Kỳ 2: Học thuyết Delsarte – Múa không thể tách rời các học thuyết

Phần 2 trong loạt bài luận về lịch sử Múa hiện đại (5 kỳ) của tác giả Chinh Ba. HƠN MỘT THẾ KỶ CHỐNG MÚA Loạt bài luận về lịch sử múa hiện đại Kỳ 2 - Học thuyết Delsarte - Múa không thể tách rời các học thuyết "Không có gì kinh khủng bằng một cử chỉ vô nghĩa. Chỉ có những người mất trí (và một số vũ công) mới thực hiện những động tác như vậy." - Francois Delsarte Múa được sinh ra với vai trò của một trong những hệ thống ngôn ngữ nhằm biểu đạt các ý thức và kết nối các ý thức lại với nhau. Và như mọi hệ thống ngôn ngữ khác,, cũng như mọi sự vật, hiện tượng khác, không có bất cứ thứ gì được tạo ra từ trống không. Trong quá trình nghiên cứu về Lịch sử múa Hiện đại, tôi nhận thấy sự liên quan giữa rất nhiều thành tố đóng góp cho các cột mốc lịch sử quan trọng, những nhân vật có tầm ảnh hưởng, bao gồm có sự mối quan hệ đan chéo của các hạt giống cho cây phả hệ Múa Hiện đại, cấu trúc lịch sử, địa lý, nền tảng giáo dục, các trào lưu về văn hóa, triết học, nghệ thuật, sự … [Read more...]

Thán 2021 – Biên đạo Nguyễn Duy Thành

"Thán" là sự kết hợp đặc biệt giữa nghệ thuật múa đương đại và tuồng, tạo nên một không gian được tạo dựng rất cao và rất sâu như một vũ trụ. Ở đó, biên đạo Nguyễn Duy Thành dường như kể lại hành trình đi tìm kiếm niềm tin trong vũ trụ ấy. Nhưng dù cho không gian có xa lạ ra sao, vóc dáng của nhân vật nhỏ bé đến thế nào thì câu chuyện mà "Thán" gợi ra vẫn rất nhịp nhàng, hứa hẹn cuốn hút người xem từ đầu đến cuối. Thán - Biên đạo Nguyễn Duy Thành Khởi nguồn từ niềm đam mê với Hip-hop, đến nay Nguyễn Duy Thành đã có hơn 17 năm theo đuổi sự nghiệp nhảy múa. Anh là nghệ sĩ đầu tiên của Việt Nam kết hợp Hip-hop với ngôn ngữ đương đại và truyền thống Á Đông để tạo nên phong cách riêng biệt. Nguyễn Duy Thành cũng từng đoạt nhiều giải thưởng cá nhân về Hip-hop và múa đương đại ở Châu Á và thế giới (VCCA). "Tôi đã nhiều lần sống chết, nhiều lần chìm đắm, nhiều lần muốn bỏ cuộc trong sự cô đơn cùng cực về cảm xúc để tạo ra cái mới. Cuối cùng, tôi đành để mặc cho sự thuần … [Read more...]

Trần Hà Nhi: tuổi 17 thênh thang của một nghệ sĩ ballet

Nghệ sĩ múa Nguyễn Phúc Hải chia sẻ hình ảnh của một vũ công ballet với các tư thế độc đáo, thể hiện một quá trình khổ luyện, đến mức các nghệ sĩ ở Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP.HCM phải thán phục: “Tuyệt đẹp. Quá nghệ thuật. Số một Việt Nam. Tương lai”. Hay biên đạo múa Tuyết Minh phải nói: “Không thể nói nên lời”. Những lời ngưỡng mộ ấy dành cho Trần Hà Nhi, vũ công, sinh viên ballet, 17 tuổi. Hà Nhi dành thời gian nghỉ học mùa Covid, khoảng giữa việc chuyển từ Học viện Ballet Kirov, Washington D.C - Mỹ sang Hà Lan nhận học bổng toàn phần tại Học viện Ballet quốc gia Hà Lan, để tập luyện cùng các nghệ sĩ tại TP.HCM. Dù chỉ là khoảng thời gian ngắn ngủi “lánh nạn Covid” nhưng Hà Nhi đã có những ngày tập luyện, chia sẻ đam mê cùng các nghệ sĩ ballet Việt Nam. Đó cũng là dịp để những người yêu mến môn nghệ thuật này biết thêm một gương mặt vũ công, sinh viên Việt Nam nổi bật trên thế giới ở bộ môn nghệ thuật đẹp đẽ và đầy khổ luyện này.  Ảnh: Yuseki Ota … [Read more...]

Nguồn cảm hứng Á đông trong tinh thần múa đương đại

Được đào tạo và làm việc trong môi trường nghệ thuật chuyên nghiệp Tây phương gần 20 năm nhưng vẫn mang bên trong “một hồn cốt Việt Nam”, “cầu toàn đến mức như thể bị chứng ODC*, ám ảnh về sự hoàn chỉnh”- Biên đạo múa Nguyễn Ngọc Anh – một trong hai nghệ sĩ khách mời của chương trình Connoisseur Art Club đã phác họa về bản thân như vậy. Triết lý cốt lõi của Ngọc Anh, trong đời sống và nghệ thuật? Triết lý sống của tôi là cho và nhân, nhưng không phải cho đi một cách vô bổ và nhận về một cách vô tri. Điều đẹp nhất trong cho và nhận là khi cho đi, tôi cảm thấy bản thân như được tái sinh. Lợi thế của một nghệ sĩ châu Á ưa xê dịch và đang ở vùng giao thoa giữa nhiều nền văn hoá? Tôi được đào tạo một cách bài bản chuyên ngành ballet cổ điển từ trong nước. Rồi trong thời gian du học, tôi may mắn được gặp gỡ, được truyền cảm hứng từ những bậc thầy và nhiều nghệ sĩ lớn. Quá trình xê dịch, tham gia các dự án quốc tế ở nhiều môi trường nghệ thuật tinh hoa đã cho tôi cơ hội hấp … [Read more...]

“Dị… dị” một chàng trai múa dân tộc Thái

            Gặp em với nét mặt hồ hởi, tinh nghịch sau chuyến lưu diễn chương trình “Viva ASEAN” 10 nước ASEAN cùng Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam tại Tokyo Nhật Bản về với nhiều kỷ niệm còn đong đầy lưu luyến chưa nguôi. Một chuyến biểu diễn thật ý nghĩa, trải nghiệm, học hỏi với cuộc đời làm nghệ thuật của nghệ sĩ múa, biên đạo múa Hà Tứ Thiên. Tranh thủ thời gian tôi có dịp ngồi tâm sự, chia sẻ với em về cuộc đời làm nghệ thuật của mình.    Chân dung nghệ sĩ - biên đạo múa Hà Tứ Thiên.           Tôi biết em từ khi em còn bé tý theo mẹ đi biểu diễn khắp mọi nơi. Mẹ nguyên là diễn viên múa của Nhà hát Ca Múa Nhạc tỉnh Sơn La nên cái máu nghiệp múa đã ngấm sâu vào dòng chảy con tim của cậu bé từ thủa nào. Biết cuộc đời của một nghệ sĩ nơi vùng núi cao xa xôi là vất vả, là gian nan nhọc nhằn nên mẹ không cho em theo nghề múa mà mẹ đã từng trải. Học hết lớp 8 … [Read more...]

Vũ Đạo Việt Sử – Dự án xây dựng vở múa Bình Ngô Đại Chiến

Vũ Đạo Việt Sử là dự án chuyển thể tác phẩm Bình Ngô Đại Chiến lên sân khấu Nghệ Thuật Múa, tái hiện trận đánh Tốt Động Chúc Động, lấy 6 ngàn quân ít ỏi đối đầu cùng 10 vạn tinh binh của giặc Minh. Tạo hình nhân vật Khai Quốc Công Thần Nguyễn Xí của Vũ Đạo Việt Sử Được thắp lên hy vọng của nhóm Đuốc mồi và đam mê nhiệt huyết của tuổi trẻ, Bình Ngô Đại Chiến là một tác phẩm của Việt Sử Kiêu Hùng là dự án phi lợi nhuận với sứ mệnh kết nối những giá trị lịch sử của dân tộc với thế hệ người trẻ Việt, thông qua hình thức phim dã sử diễn họa (animation). BÌNH NGÔ ĐẠI CHIẾN (The Pacification Of The Wu) | VIỆT SỬ KIÊU HÙNG https://www.youtube.com/watch?v=vyJFz33l6BU Hiện tại dự án Vũ Đạo Việt Sử đang được hỗ trợ bởi Việt Sử Kiêu Hùng và EpicMusicVietNam. Mọi mặt chuyên môn của Vũ Đạo Việt Sự được đảm bảo chặt chẽ với sự hỗ trợ của Việt Sử Kiêu Hùng về cốt truyện và chi tiết nhân vật chính . Về chất liệu múa nhóm nghiên cứu sâu về mặt kỹ thuật của Múa Cổ Điển Việt Nam, … [Read more...]

Tìm hiểu vũ đạo nước ta qua mảng thư tịch cổ

Trong thư tịch cổ nước ta, bộ sách cổ nhất viết về sinh hoạt văn hóa nước ta mà nay còn giữ được là An Nam chí lược của Lê Trắc. Ở quyển nhất tác giả An Nam chí lược khảo về Phong tục nước ta từ thời xa xưa đến đời Trần. Những tư liệu viết về đời Trần là những tư liệu quý, bởi tác giả là người chứng kiến. Về múa hát, An Nam chí lược cho chúng ta biết: “Trừ nhật, Vương tọa Đoan Củng môn, thần liêu hành lễ tất, quan linh nhân trình bách hý”. Bản dịch của Viện Đại học Huế dịch là: “Ngày 30 Tết, vua ngồi giữa cửa Đoan Củng, các bầy tôi đều làm lễ, lễ rồi, xem các con hát múa trăm lối”(1). Về các loại nhạc cụ, ca khúc nước ta, đến đời Trần đã rất phong phú, An Nam chí lược cho biết: “Nhạc khí có trống cơm… hợp với ống kèn, tháp nứa, cái xập xõa, trống lớn, gọi là đại nhạc…, còn có đàn cầm, đàn tranh, tì bà, đàn thất huyền, song huyền, ống địch, ống sáo, kèn và quyển thì gọi là tiểu nhạc, không kể sang hèn, ai cũng dùng được. Các bài khúc như Nam thiên nhạc, Ngọc lâu xuân, Đạp thanh du, Mộng … [Read more...]

Loạt bài luận về lịch sử múa hiện đại – Kỳ 1: Tuyên ngôn phi tuyên ngôn

Modern Dance của John Martin, cuốn sách xuất bản năm 1933 đã đánh dấu đánh dấu định hình phê bình múa (thay vì trước đây là các nhà phê bình âm nhạc, sử dụng kiến thức âm nhạc để phê bình múa). Dự án nghiên cứu lịch sử múa hiện đại bắt đầu từ khi nghệ sĩ Chinh Ba đọc cuốn Modern Dance của John Martin. Chinh Ba cũng là nhà sáng lập không gian CAB Hoian với 3 chức năng: CAB Studio cho hoạt động nhảy múa, trình diễn, CAB Lab cho hoạt động nghệ thuật trẻ em, CAB Residency cho hoạt động lưu trú nghệ thuật nhằm bảo vệ di sản nghệ thuật khu vực miền trung.   Dự án đang được xây dựng ở gian đoạn thử nghiệm và demo một số nền tảng cho phê bình và nghiên cứu múa hiện đại ở Việt Nam. Dự án cộng tác cùng Dat Nguyễn và Lê Mai Anh .............................................. Dưới đây là bài viết đầu tiên về lịch sử múa theo góc nhìn No Dance. Khởi nguồn từ một quan sát về con người, khi con người nhận được “một điều gì đó” chưa được biết đến hoặc không thể biết đến. Họ thể hiện … [Read more...]

Nghệ thuật là góc nhìn – Đạo diễn Trần Anh Hùng

Đạo diễn Trần Anh Hùng là một đạo diễn điện ảnh người Pháp gốc Việt. Anh được biết tới nhiều nhất qua các tác phẩm về chủ đề Việt Nam với phong cách thực hiện đương đại. Anh là đạo diễn của Mùi đu đủ xanh (L'Odeur de la papaye verte), bộ phim duy nhất cho đến nay của điện ảnh Việt Nam lọt vào danh sách đề cử vòng cuối cùng của Giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất, và anh cũng là đạo diễn của Xích Lô, Mùa Hè Chiếu Thẳng Đứng, Rừng Na Uy, Vĩnh Cửu. Phong cách làm phim chịu ảnh hưởng điện ảnh Pháp của Trần Anh Hùng có thể gói gọn trong câu: "Nghệ thuật là sự thật được đeo mặt nạ". Anh khước từ cách làm phim kể chuyện, đi theo phong cách ngôn ngữ điện ảnh đầy chất thơ, chất hình: đánh mạnh vào cảm giác của người xem khiến họ thưởng thức chúng không phải bằng cái đầu duy lý nữa mà bằng cảm giác của ngôn ngữ cơ thể. Trong buổi trò chuyện diễn ra vào ngày 3/7/2021 trên nàng tảng số với hơn 200 người tham gia tìm hiểu về “Tính thơ và Khả năng đánh thức các giác quan trong phim của … [Read more...]

Người nghệ sĩ với những cống hiến lớn lao cho nghệ thuật múa

Theo dòng lịch sử cách mạng, Đại tá - NSND Đỗ Minh Tiến đã sáng tác hàng trăm tác phẩm múa lớn nhỏ, trong đó nhiều tác phẩm khắc họa cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta trong suốt hai cuộc kháng chiến giữ nước. Với tài năng bậc thầy, ông đã tạo nên những tác phẩm múa dân gian trở thành kinh điển và những tác phẩm có độ hoành tráng sử thi, được bắt nguồn từ sự tư duy giản dị và trong sáng. Đại tá - NSND Đỗ Minh Tiến NSND Đỗ Minh Tiến sinh năm 1932 tại xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân từ một gia đình cố nông không nhà, không ruộng. Thủa nhỏ từng đi chăn trâu, đi ở rồi cùng gia đình phiêu dạt lên vùng núi Lạng Sơn. Đầu năm 1945, phong trào cách mạng ở Thất Khê, Lạng Sơn lên cao, Đỗ Minh Tiến tham gia cách mạng, làm liên lạc, trinh sát, chuyển công văn và nắm tình hình địch để truyền tin cho Ban chỉ huy giải phóng quân Thất Khê. Cậu thiếu niên 13 tuổi Đỗ Minh Tiến đã lập công xuất sắc trong lần lừa giặc Nhật lấy các băng đạn của chúng giấu dưới rổ đựng … [Read more...]