Đâu là lối thoát cho múa

Làm thế nào để múa trở lại với công chúng chứ không đứng ngoài sinh hoạt nghệ thuật hiện nay là trở trăn bấy lâu của người làm nghề. Nhưng quan điểm, cách nghĩ của thế hệ nghệ sỹ múa đi trước và thế hệ hôm nay không phải lúc nào cũng gặp nhau. Hội nhập hay bản sắc Cuộc hội thảo Những vấn đề hiện đại trong nghệ thuật xây dựng tác phẩm múa diễn ra tại Hà Nội ngày 4/11/2012 ghi nhận nhiều ý kiến lệch dòng. Trong khi nhiều nghệ sỹ lớn … [Read more...]

Biên đạo múa Ngọc Anh: Phải một lần vượt đỉnh núi

Tài năng, đam mê và tâm huyết- Bắt đầu với vai trò của một diễn viên múa, đạt được thành công với giải thưởng "Nam diễn viên múa xuất sắc nhất Vương quốc Anh", rồi lại chọn con đường trở thành biên đạo múa. Vì đó là ước mơ, hay vì "khi người ta không làm diễn viên múa nữa, thì chỉ có thể làm biên đạo múa"? Sáng tác đến với tôi rất sớm và cũng rất tự nhiên. Tôi nhớ khi tôi học năm thứ 5 ở trường Múa Việt … [Read more...]

Một cái nhìn về múa đương đại

Múa đương đại Việt trên sân khấu hiện nay không còn là "món ăn" lạ lẫm mà được khán giả tiếp nhận như một "thực đơn quen thuộc" trong đời sống tinh thần hàng ngày… Múa đương đại xuất hiện ở Việt Nam khá lâu. Nếu nhìn lại những tác phẩm đã được khẳng định qua thời gian như "Bến lụy" (biên đạo: NSND Phạm Anh Phương) một tác phẩm được phóng tác trên nền nhạc của ca khúc "Chảy đi sông ơi" của nhạc sĩ Phó Đức Phương ta sẽ nhận thấy ngôn ngữ múa đương đại đã được sử dụng ở tác phẩm này khá rõ rệt. Ở tác phẩm "Bên dòng Lô năm xưa" của biên đạo - NSND Công Nhạc, tác phẩm "Mẹ mặt trời" của biên đạo Xuân Thanh, chúng ta cũng thấy về cấu tứ, ngôn ngữ đã mang màu sắc đương đại khá rõ nét… Tuy nhiên, nó chỉ thực sự gây chú ý và bùng nổ như một làn sóng khi một loạt tác phẩm của biên đạo Việt kiều Pháp Easola Thủy như "Hạn hán và cơn mưa 1", "Hạn hán và cơn mưa 2", "Thế đấy, thế đấy"…ra mắt công chúng. Chùm tác phẩm của biên đạo này đã tốn không ít giấy mực, gây nhiều tranh cãi, nhiều luồng dư … [Read more...]

Kịch múa Việt Nam: Bao giờ cho đến ngày xưa…

Cuối năm 2012, kịch múa "Sương Sớm - The Mist" - sản phẩm kết hợp của nhiều biên đạo múa trong và ngoài nước "trình làng" đã tạo được tiếng vang trong lòng công chúng yêu nghệ thuật. Sự kết hợp giữa múa đương đại và dân gian truyền thống đã mang đến những cảm xúc thẩm mỹ mới cho người xem. Kịch múa đã trở nên gần gũi hơn, dễ hiểu hơn. Và có lẽ, đã lâu lắm rồi, nền nghệ thuật múa Việt Nam mới có được một kịch múa để lại nhiều ấn tượng như thế... 1. Kịch múa được coi là hình thức múa đỉnh cao nhất trong các hình thức biểu hiện của nghệ thuật múa. Một nền nghệ thuật múa tiên tiến không thể vắng bóng những vở kịch múa trên sân khấu chuyên nghiệp. Kịch múa Việt Nam đã có một thời "hoàng kim" với nhiều tác phẩm đỉnh cao như "Ngọn lửa Nghệ Tĩnh", "Tấm Cám", "Huyền thoại mẹ", "Chị Sứ", "Cánh chim biên giới"... Đây là những tác phẩm được xếp vào cụm các tác phẩm xét Giải thưởng Nhà nước. Điều đáng nói là những tác phẩm trên ra đời khi nền nghệ thuật múa Việt Nam mới ở những nấc thang đầu … [Read more...]

Chương trình múa đặc sắc: Hoa muôn sắc

Hội Nghệ sỹ Múa Việt Nam cho biết hơn 250 diễn viên múa là hạt nhân ở hơn 10 đoàn nghệ thuật trung ương và địa phương sẽ tham gia chương trình "Hoa muôn sắc" diễn ra tối 23/11 tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ, Hà Nội. Đây là chương trình nghệ thuật quy mô hoành tráng nhất từ trước tới nay do Hội Nghệ sỹ Múa Việt Nam tổ chức nhằm quảng bá mạnh mẽ, giúp nghệ thuật múa ngày càng đến gần hơn với đời sống xã hội, thực sự hấp dẫn đông đảo khán giả. Những tác phẩm múa lần này hầu hết do các biên đạo trẻ có độ tuổi khoảng 40 dàn dựng như Tuyết Minh, Trần Ly Ly, Ngọc Anh, Phan Duy Hưng, Bích Lan, Công Hải bên cạnh các bậc đàn anh đã thành danh như Lữ Kiều Lê, Hồng Phong, Kim Chung, Ngọc Bích... Các tác phẩm trình diễn đều đã giành giải thưởng cao tại các cuộc Liên hoan, giải thưởng của Hội Nghệ sỹ múa Việt Nam và các cuộc thi của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức từ năm 2010 đến năm 2012. Tác phẩm múa "Men tình," biên đạo nghệ sỹ nhân dân Kim Chung, âm nhạc Hồ Hoài Anh của Nhà … [Read more...]

Dấu trừ

Dấu trừ là vở múa của biên đạo múa Ngọc Anh sáng tác riêng cho Nhà hát Nhạc - Vũ - Kịch Việt Nam. Lần đầu ra mắt khán giả Việt Nam vào tháng 1.2011 trên sân khấu Nhà Hát Lớn Hà Nội. Dấu trừ đề cập tới cuộc sống khác thường trong thế giới đổi thay nhanh chóng và tới sự kiếm tìm hiện thực mới mẻ của con người. Trong thời đại số và quá tải thông tin, Dấu trừ khám phá ra sự phức tạp và nhịp điệu của cơ thể con người. Những thông … [Read more...]

Liên hoan múa đương đại – Châu Âu gặp Việt Nam

Sau thành công rực rỡ của Liên hoan Múa Đương đại lần đầu tiên tại Việt Nam năm 2011, Viện Goethe và Phái đoàn Wallonie-Bruxelles (Bỉ) cùng phối hợp với Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam tổ chức Festival Múa Đương đại lần thứ 2 tại Việt Nam mang tên Múa Đương đại: Việt Nam gặp châu Âu 2012 diễn ra tại Nhà hát Tuổi trẻ, vào các đêm 28 và 29-9. Đây là một sự kiện trong khuôn khổ các hoạt động của EUNIC (Mạng lưới các cơ quan Văn hóa châu Âu tại Việt Nam). Mỗi đêm, khán giả sẽ có cơ hội tìm hiểu về xu hướng dàn dựng các vở múa đương đại châu Âu và Việt Nam qua ba tác phẩm múa: Lamento, solo dành riêng cho Gabriella (Wallonie-Bruxelles/Bỉ); Dấu trừ (Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam-VNOB); và Kiếm khẩu súng (Viện Goethe - Đức). Lần này, Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam mang đến liên hoan vở ballet "Dấu trừ" của biên đạo múa Ngọc Anh, với sự tham gia của dàn diễn viên Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam. Tác phẩm phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa con người với thế giới, đề cao cuộc sống chậm giúp … [Read more...]