Trình diễn vở Ballet “Mối Tình Thành Cổ”

Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam trình diễn vở Ballet "Mối Tình Thành Cổ" 20h00 ngày 23, 24/8/2017 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Dựa trên truyền thuyết về mối tình Mỵ Châu - Trọng Thủy, sự đấu tranh nội tâm giữa bên tình bên hiếu "trái tim lầm chỗ để lên đầu" vốn đã lấy nước mắt của khán giả của các bộ môn nghệ thuật tuồng, chèo, cải lương và kịch nói. Qua lăng kính của Biên đạo múa nước ngoài vở ballet được sáng tạo trên cơ … [Read more...]

Biểu diễn múa hợp tác Việt – Hàn

Chương trình Biểu diễn múa hợp tác Việt - Hàn do Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP.HCM tổ chức, diễn ra lúc 19 giờ 30 tối 2.6 tại Nhà hát Thành phố, TP.HCM với sự tham dự của khách mời - nghệ sĩ múa Hàn Quốc Chun Yoo-oh. Sự giống nhau giữa truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy của Việt Nm và truyền thuyết về công chúa Nakrang - hoàng tử Ho-dong của Hàn Quốc chính là ý tưởng để nghệ sĩ Chun Yoo-oh biên đạo nên tác phẩm múa Cây nỏ thần. Theo biên đạo Chun Yoo-oh (bà từng là Giáo sư Khoa Múa Trường đại học Seowon, Hàn Quốc, hiện sinh sống và làm việc tại TP.HCM), tác phẩm gồm có 3 phần: Truyền thuyết cây nỏ, Thuyền thúng và người phụ nữ gánh muối, Sự gầm thét của biển cả. Các diễn viên múa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ kết hợp biểu diễn để tái hiện bi kịch tình yêu trong truyền thuyết này với các vũ điệu múa truyền thống Hàn Quốc và ballet. "Cây Nỏ" Biên đạo múa: Yoo-Oh Chun Đoàn Vũ kịch HBSO Thể hiện câu chuyện truyền thuyết về Công chúa Mỵ Châu và Cây Nỏ bằng vũ điệu … [Read more...]

Kịch múa Việt Nam: Bao giờ cho đến ngày xưa…

Cuối năm 2012, kịch múa "Sương Sớm - The Mist" - sản phẩm kết hợp của nhiều biên đạo múa trong và ngoài nước "trình làng" đã tạo được tiếng vang trong lòng công chúng yêu nghệ thuật. Sự kết hợp giữa múa đương đại và dân gian truyền thống đã mang đến những cảm xúc thẩm mỹ mới cho người xem. Kịch múa đã trở nên gần gũi hơn, dễ hiểu hơn. Và có lẽ, đã lâu lắm rồi, nền nghệ thuật múa Việt Nam mới có được một kịch múa để lại nhiều ấn tượng như thế... 1. Kịch múa được coi là hình thức múa đỉnh cao nhất trong các hình thức biểu hiện của nghệ thuật múa. Một nền nghệ thuật múa tiên tiến không thể vắng bóng những vở kịch múa trên sân khấu chuyên nghiệp. Kịch múa Việt Nam đã có một thời "hoàng kim" với nhiều tác phẩm đỉnh cao như "Ngọn lửa Nghệ Tĩnh", "Tấm Cám", "Huyền thoại mẹ", "Chị Sứ", "Cánh chim biên giới"... Đây là những tác phẩm được xếp vào cụm các tác phẩm xét Giải thưởng Nhà nước. Điều đáng nói là những tác phẩm trên ra đời khi nền nghệ thuật múa Việt Nam mới ở những nấc thang đầu … [Read more...]

NSND Phạm Anh Phương: Phải đào tạo khán giả

NSND Phạm Anh Phương hiện là Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam. Ông vừa bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ về nghệ thuật múa với đề tài "Múa dân gian của người Việt - Truyền thống và hiện đại". NSND Phạm Anh Phương cũng vinh dự được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2006 với chùm tác phẩm: Kịch múa "Lời ru của rừng", "Bến lụy" và vở thơ múa "Khai sơn phá thạch". Con số ấy không nhiều đâu, nhưng cũng là mừng lắm … [Read more...]

Xem Mối tình thành cổ

250USD có thể ngồi chễm chệ ở ghế VIP một nhà hát opera danh giá bậc nhất. 5 triệu đủ mua vé khứ hồi ra Hà Nội, ít tiền di chuyển, mua cái vé hạng 1 (500.000) ngồi xem ballet Việt Nam. So sánh là khập khiễng, khi chất lượng mọi mặt của 250USD kia vượt xa. Chỉ là cái tình của người yêu ballet thì như nhau. Hôm nay quyết định đi Hà Nội, dự định làm một chuyến đi dài ngày, lang thang những địa danh lịch sử yêu thích, săn ảnh... Một chuyến đi ít dự định và mang tính mở. Nhưng điều "phải làm" là xem "Mối tình thành cổ". Vì thèm ballet, và vì muốn được xem "hoàng tử ballet" trước khi hoàng tử... chớm già! Tính ra mình cũng "may mắn", 2 lần xem Trọng Thủy - Mỵ Châu trên sân khấu ballet (Ngọc trai đỏ của HSBO và vở này). Đều bắt đầu bằng sự háo hức, mong chờ, diễn biến trong một chuỗi cảm giác hài lòng - thất vọng - tiếc nuối đan xen và kết thúc bằng sự khó chịu. Xem "Ngọc trai đỏ", tiếc cho một vở ballet âm nhạc hay, nhưng sự thiếu chuyên nghiệp và thiếu rèn nghề (mà nghệ sĩ cũng chỉ là … [Read more...]

Mối tình thành cổ

Vở ballet Mối tình thành cổ là kết quả hợp tác về nghệ thuật giữa Việt Nam và Pháp mà đơn vị thực hiện là VNOB và Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội. Kết quả là Bertrand D'at và một trợ lý người Australia đã có mặt tại Việt Nam. Và chính Bertrand D'at đã lựa chọn truyền thuyết về Mỵ Châu - Trọng Thủy trong vô số đề tài, là những câu chuyện truyền thuyết, mà VNOB đưa ra... Sau tất cả, chỉ có câu chuyện tình yêu của Mỵ Châu - Trọng Thuỷ vượt qua thời gian, lay động xúc cảm của người nghệ sỹ, góp phần thức tỉnh lòng nhân ái của con người là thuyết phục được Bertrand D'at. Trong Mối tình thành cổ, không khai thác vở diễn ở khía cạnh chiến tranh, không phê phán ai mà chỉ khai thác tình yêu xuyên thời gian, khát vọng hướng tới hoà bình của nhân loại. Ông sẽ tái hiện truyền thuyết bằng câu chuyện tình yêu với kết thúc có hậu giống như một giấc mơ, thức tỉnh con người, gắn kết con người với nhau trong hoà bình. Mở đầu là cảnh chàng trai - với bó hoa trên tay ngồi chờ người yêu trên phố. … [Read more...]

Suy nghĩ về vở kịch “Mối tình thành cổ” – Bertrand D’at

Hôm 24/11 tôi có đi xem vở ballet đương đại Mối tình thành cổ do Bertrand D'at (Pháp) làm biên đạo múa. Một vở múa gọn ghẽ, khúc triết và dễ ăn. Xem xong, cảm xúc lẫn lộn. Bằng phương pháp của người phương Tây, câu chuyện tình Mỵ Châu- Trọng Thủy trở nên ngắn gọn và dễ hiểu trong 10 cảnh bảo gồm: Sân khấu được chia làm 2, với khoảng trắng phía trước và phần diễn đằng sau cách nhau bởi tấm màn trong. Tấm màn này tạo hiệu ứng layer mờ và cũng làm màn chiếu một số hiệu ứng hình ảnh hỗ trợ nội dung: 1. Bối cảnh thời hiện đại: Không gian náo nhiệt của phiên chợ sáng sớm, các gánh hàng rong, đoàn người tấp nập, một chàng trai trẻ lang thang, chờ đợi, rồi ngủ quên và rơi vào giấc mơ đi ngược lại hơn 1.100 năm trước. 2. Giấc mơ Thân Kim Quy trao nỏ thần cho An Dương Vương. Tôi tôn trọng cách xử lý của Bertrand khi nhân đôi hình ảnh Dương Vương - Kim Quy với trang phục giống nhau (mình trần, vạt khố). Thần Kim Quy bước ra từ lớp mai rùa cách điệu ở trên cao và sâu … [Read more...]