Âm nhạc và Múa đương đại: “Mối tình” chưa mặn nồng

Có ý kiến cho rằng múa đương đại và âm nhạc cho múa hiện nay hình như không ăn nhập vào nhau, chưa trở thành một khối thống nhất. Để có thể "vẽ lên bản đồ khu vực và thế giới cái tên Việt Nam về múa đương đại", thì bên cạnh sự tự khẳng định của các biên đạo múa, các diễn viên múa, còn cần nhiều hơn nữa sự góp sức đầy sáng tạo và niềm đam mê, đặc biệt là sự hòa nhịp dành cho múa đương đại … [Read more...]

Thực tiễn và sáng tạo tác phẩm múa

Nghệ thuật múa cách mạng Việt Nam, đã đạt nhiều thành tựu theo dòng chảy của lịch sử cách mạng, đáng khích lệ và tự hào. Những thành tựu ấy được tạo nên bởi nhiều thế hệ nghệ sĩ múa đầy tâm huyết với nghề, với con đường sự nghiệp đã chọn. Có thể nói con đường ấy, sự nghiệp ấy đã gắn bó với đời người nghệ sĩ luôn phấn đấu cho sự nghiệp múa cách mạng Việt Nam, những nghệ sĩ ấy có thể quy thành 5 thế hệ … [Read more...]

Kịch múa Việt Nam: Bao giờ cho đến ngày xưa…

Cuối năm 2012, kịch múa "Sương Sớm - The Mist" - sản phẩm kết hợp của nhiều biên đạo múa trong và ngoài nước "trình làng" đã tạo được tiếng vang trong lòng công chúng yêu nghệ thuật. Sự kết hợp giữa múa đương đại và dân gian truyền thống đã mang đến những cảm xúc thẩm mỹ mới cho người xem. Kịch múa đã trở nên gần gũi hơn, dễ hiểu hơn. Và có lẽ, đã lâu lắm rồi, nền nghệ thuật múa Việt Nam mới có được một kịch múa để lại nhiều ấn tượng như thế... 1. Kịch múa được coi là hình thức múa đỉnh cao nhất trong các hình thức biểu hiện của nghệ thuật múa. Một nền nghệ thuật múa tiên tiến không thể vắng bóng những vở kịch múa trên sân khấu chuyên nghiệp. Kịch múa Việt Nam đã có một thời "hoàng kim" với nhiều tác phẩm đỉnh cao như "Ngọn lửa Nghệ Tĩnh", "Tấm Cám", "Huyền thoại mẹ", "Chị Sứ", "Cánh chim biên giới"... Đây là những tác phẩm được xếp vào cụm các tác phẩm xét Giải thưởng Nhà nước. Điều đáng nói là những tác phẩm trên ra đời khi nền nghệ thuật múa Việt Nam mới ở những nấc thang đầu … [Read more...]

Đời nghệ sĩ múa – Chớp sáng ngắn ngủi

Chứng kiến những gì mà các nghệ sĩ múa trải qua trên sàn tập, chắc hẳn nhiều người sẽ cho rằng sự đánh đổi ấy không xứng đáng. Họ, những nghệ sĩ múa đã bất chấp tất cả để được sống hết mình với niềm đam mê…Vậy nhưng đời múa quá ngắn ngủi, họ sẽ đi đâu, làm gì, sau ngày vui ngắn chẳng tày gang ấy… Tôi đã gặp họ, và với nhiều người, tôi không còn hình dung được, một thời họ đã từng đứng trên sân khấu rực rỡ ánh đèn. Dầu họ vẫn còn trẻ. Để trở thành diễn viên múa chuyên nghiệp là cả một quá trình khổ luyện đầy gian truân và khắc nghiệt. Thế nhưng, múa lại là một nghề có tuổi thọ thấp. Diễn viên múa bước vào tuổi 30 có thể xem là đến tuổi "hưu". Chứng kiến những gì mà các nghệ sĩ múa trải qua trên sàn tập, chắc hẳn nhiều người sẽ cho rằng sự đánh đổi ấy không xứng đáng. Họ, những nghệ sĩ múa đã bất chấp tất cả để được sống hết mình với niềm đam mê…Vậy nhưng đời múa quá ngắn ngủi, họ sẽ đi đâu, làm gì, sau ngày vui ngắn chẳng tày gang ấy… 1. Ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong con ngõ … [Read more...]

NSND Phạm Anh Phương: Phải đào tạo khán giả

NSND Phạm Anh Phương hiện là Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam. Ông vừa bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ về nghệ thuật múa với đề tài "Múa dân gian của người Việt - Truyền thống và hiện đại". NSND Phạm Anh Phương cũng vinh dự được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2006 với chùm tác phẩm: Kịch múa "Lời ru của rừng", "Bến lụy" và vở thơ múa "Khai sơn phá thạch". Con số ấy không nhiều đâu, nhưng cũng là mừng lắm … [Read more...]

Nửa thế kỷ Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam

Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam đã trải qua một chặng đường 50 năm với sự nỗ lực không ngừng của nhiều thế hệ nghệ sĩ để khẳng định vị thế trong đời sống văn hóa nghệ thuật nước nhà và xây dựng nên một "thương hiệu" nghệ thuật. Ngày 6-8-1959, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định thành lập Dàn Nhạc giao hưởng, tiền thân của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, sau đó Dàn hợp xướng được thành lập đã khẳng định sự quan tâm đặc biệt trong việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới cùng với phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Tiếp theo, ngày 7-5-1964, Bộ Văn hóa lại có quyết định thành lập Nhà hát giao hưởng hợp xướng ca vũ kịch Việt Nam. Như vậy, ngoài các chương trình hòa nhạc giao hưởng, hợp xướng còn có sự phối hợp với các ca sĩ và diễn viên múa để thực hiện các vở nhạc kịch, vũ kịch. Dàn nhạc Giao hưởng và Dàn hợp xướng đã xây dựng nhiều chương trình hòa nhạc có giá trị nghệ thuật cao, góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở … [Read more...]