Workshop cùng nghệ sỹ Ngọc Khải tại Hà Nội

Bạn nghĩ gì về múa? Múa mang tới gì cho bạn, khi cơ thể và trí óc cùng một nhịp. Workshop lần này Ngọc Khải sẽ hướng học viên tới sự tập trung tinh thần qua ngôn ngữ cơ thể với Nặng - Nhẹ - Ngắn - Dài và cơ thể cảm biến qua không gian hiện tại. Cơ thể chúng ta thường xử lý những chuyển động đơn giản hay là thói quen, vậy chuyển đông phức tạp thì sao? Cơ thể sẽ phản ứng, thích nghi thế nào trong cuộc sống hiện đại? Mời bạn tham gia workshop múa đương đại cùng biên đạo Vũ Ngọc Khải - nhạc sĩ Ngô Hồng Quang tại Hà Nội sẽ diễn ra trong 2 ngày 09 & 10.07.2016 tại tầng 07 - Studio Smart Dance Center. Số 5 phố Chùa Vang, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chương trình bắt đầu từ 17:00 đến 19:00. Đặc biệt, các học viên sẽ được học với âm nhạc được trình diễn trực tiếp bởi nhạc sĩ Ngô Hồng Quang - người đồng hành cùng biên đạo Vũ Ngọc Khải trong chương trình #NÓN. Chi phí tham dự: 400.000 VND/ người. Để đăng ký, xin liên hệ: Minh Thuý Email: hminh.thuy@gmail. com, Điện thoại: … [Read more...]

Ballet và báo chí Việt Nam, hay là “Không, em không biết gì”

(NCTG) Vừa qua, nhân đoàn ballet của nhà hát Opéra national de Paris (ONdP) sang Việt Nam, tôi bèn lên mạng tìm chương trình biểu diễn và danh sách vũ công. Sau một lúc lâu lục lọi gần vài chục bài báo lớn nhỏ, tôi vẫn không tìm được những thông tin nói trên, mà thay vào đó là cảm giác ngán ngẩm: báo chí của chúng ta bất công với ballet quá. Poster, lỗi chính tả, showbiz-hóa và sáo rỗng Chương trình bao gồm 9 trích đoạn ballet, không có "Swan lake" (Hồ Thiên Nga), nhưng … [Read more...]

Triết lý của điệu múa

(hay là một minh chứng về sự không thể tách rời giữa tinh thần và thể xác)Nhảy múa là gì? Ngay từ lúc lẫm chẫm biết đi, trẻ nhỏ đã nhún nhảy theo điệu nhạc, như thể đó là điều tự nhiên. Người ta cho rằng động vật cũng nhảy múa. Đó là điệu múa của bầy ong, điệu múa của con công trong khúc múa giao hoan, hay điệu múa của cá heo nô đùa với sóng. Nhảy múa có lẽ cũng hiển nhiên như khí trời ta hít thở, như thời gian đang trôi. Vậy … [Read more...]

Giày múa

Múa là một loại hình nghệ thuật linh hoạt, kết hợp giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành động... Khán giả thưởng thức múa thông qua ngôn ngữ hình thể, nhưng có thể ít người biết rằng giày múa là một công cụ đắc lực để giúp diễn viên thực hiện các động tác một cách chính xác, tinh tế hơn. Nhảy múa luôn là một hoạt động xã hội phổ biến, và cũng là một loại hình nghệ thuật linh hoạt, biến chuyển không ngừng. Mọi người có thể … [Read more...]

NSƯT Ngô Thụy Tố Như

NSƯT Ngô Thụy Tố Như được coi là nữ nghệ sĩ ballet thuộc loại hàng đầu tại TP.HCM, là "Tài năng trẻ" (danh hiệu cô nhận được vào năm 1996, cùng đợt với Tăng Thành Nam violon, Hải Phượng đàn tranh...). Ngay từ tuổi lên 5, Tố Như đã lẫm đẫm trên sàn múa tại Nhà Thiếu nhi, điều đó cũng có nghĩa đã có đến một phần tư thế kỷ Tố Như gắn với những pirouette rồi tour en l"air, xoay mình dưới đất lẫn trên không, để say đắm với những cảm … [Read more...]

Dân tộc Khơ mú

Tên gọi khác: Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thềnh, Tềnh, Tày HạyXá Cẩu, Khạ Klẩu, Mãng Cẩu, Tày Hạy, Mứn Xen, Pu Thềnh, Tềnh. Tên tự gọi: Kmụ, Kưm Mụ. Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Dân số: 62.721 người (ước tính năm 2003) Lịch sử: Khơ Mú là một trong những cư dân đã cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc Việt Nam. Bộ phận Khơ Mú cư trú tại miền núi các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An do chuyển cư từ Lào sang. Cư trú: … [Read more...]

Apsara – vũ điệu tiên nữ Campuchia

Đến Campuchia, dễ dàng bắt gặp những thiếu nữ xinh đẹp múa điệu apsara bên các ngôi đền cổ, bên các dòng sông hay cung điện tráng lệ. Người dân Campuchia đã có truyền thống múa apsara lâu đời, mà nổi bật vào thế kỷ XII, thời vua Jayavarman VII có tới 3.000 vũ nữ apsara. Tháng 12-1995, điệu múa đã được thế giới ghi nhận tại quần thể đền Angko, như một biểu tượng của tình yêu và hòa bình. http://www.youtube.com/watch?v=PFqjr_v9V5g Theo truyện kể dân gian, apsara là các … [Read more...]

Chỉ còn mệt mỏi là mãi mãi?

Diễn viên Meg Stuart của vở diễn Hơn 12h khuya, anh vẫn còn ngồi chơi chơi lả lơi dí cái màn hình, chẳng làm gì, chẳng làm gì. Nói chung, phải cám ơn cán bộ Jenny Luu đã có nhã ý rủ rê anh đi xem múa tối nay (hay tối qua). Một cách giết thời gian rất tốt với anh trong thời gian này. Chớ như ngày hôm trước, cả buổi tối anh chạy lang thang ngoài đường, buồn, mệt mỏi và cô đơn chim cú. Coi múa cũng vui, cũng nhiều thứ mới lạ, cũng thích. Lại thêm gặp dăm ba người quen … [Read more...]

Phạm Minh: Ballet không phải là một loại kịch câm

Trong hoàn cảnh toàn cầu hóa, nhiều người Việt đã ra nước ngoài học tập và tu nghiệp. Họ có cơ hội tiếp cận với những nền văn hóa khác, với những tri thức mới của nhân loại. Nhiều người trong số đó đã trở về và có những đóng góp đáng kể làm thay đổi cuộc sống của người Việt Nam hôm nay; nhưng cũng có không ít người, vì những hoàn cảnh khác nhau đã ở lại nước sở tại hoặc tìm đến các nước thứ 3 để làm … [Read more...]

Suy nghĩ về vở kịch “Mối tình thành cổ” – Bertrand D’at

Hôm 24/11 tôi có đi xem vở ballet đương đại Mối tình thành cổ do Bertrand D'at (Pháp) làm biên đạo múa. Một vở múa gọn ghẽ, khúc triết và dễ ăn. Xem xong, cảm xúc lẫn lộn. Bằng phương pháp của người phương Tây, câu chuyện tình Mỵ Châu- Trọng Thủy trở nên ngắn gọn và dễ hiểu trong 10 cảnh bảo gồm: Sân khấu được chia làm 2, với khoảng trắng phía trước và phần diễn đằng sau cách nhau bởi tấm màn trong. Tấm màn này tạo hiệu ứng layer mờ và cũng làm màn chiếu một số hiệu ứng hình ảnh hỗ trợ nội dung: 1. Bối cảnh thời hiện đại: Không gian náo nhiệt của phiên chợ sáng sớm, các gánh hàng rong, đoàn người tấp nập, một chàng trai trẻ lang thang, chờ đợi, rồi ngủ quên và rơi vào giấc mơ đi ngược lại hơn 1.100 năm trước. 2. Giấc mơ Thân Kim Quy trao nỏ thần cho An Dương Vương. Tôi tôn trọng cách xử lý của Bertrand khi nhân đôi hình ảnh Dương Vương - Kim Quy với trang phục giống nhau (mình trần, vạt khố). Thần Kim Quy bước ra từ lớp mai rùa cách điệu ở trên cao và sâu … [Read more...]