Đặc Trưng Nghệ Thuật Múa

1.Sự phát triển. Nghệ thuật múa những năm đầu thế kỷ XXI, công chúng hâm mộ chủ yếu là múa tạp kỹ, nhảy múa, múa ba lê, còn khoảng cách. Ngôn ngữ múa biểu cảm có phần trừu tượng hoặc phương pháp tạo hình động biến đổi nhanh, nhiều động tác ước lệ chưa biểu cảm trực tiếp trong nhận biết số đông công chúng. Những năm 1954, sau 1975 bình thường sử dụng khái niệm "vũ", là từ Hán bao gồm những biến thể nghệ thuật nhảy múa. Nhiều thuật … [Read more...]

NSƯT Ngân Quý – Bền bỉ 70 năm với ngành múa

Ngành múa nước ta từng ghi nhận những tên tuổi như các nghệ sĩ Hoàng Châu, Thái Ly, Phùng Nhạn, Thúy Quỳnh, Hoàng Điệp, Lệ Cung, Nguyễn Đình Tích, Ngân Quý... Mỗi người đóng góp trong từng lĩnh vực khác nhau như quản lý, biên  đạo, biểu diễn, giảng dạy... nhưng với riêng Ngân Quý, đóng góp của bà lại mở rộng ở rất nhiều lĩnh vực, từ biểu diễn, biên đạo, nghiên cứu - sưu tầm cho đến giảng dạy và quản lý. Bền bỉ 70 năm với ngành … [Read more...]

Hoa muôn sắc 2013

Tiếp nối thành công của chương trình "Hoa muôn sắc" tổ chức tại Hà Nội vào cuối năm 2012, Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam phối hợp với Sở VH-TT-DL TPHCM, Đài Truyền hình TPHCM, Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen và Trường Múa TPHCM thực hiện chương trình biểu diễn nghệ thuật múa Việt Nam "Hoa muôn sắc" vào tối 16-4 tại Nhà hát TP. Chương trình có sự tham gia của hơn 250 diễn viên thuộc 8 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp khu vực phía Nam. Có 14 tác phẩm múa đặc sắc … [Read more...]

Bế mạc Liên hoan Liên hoan Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc đợt I – 2012

Liên hoan nghệ thuật ca - múa - nhạc chuyên nghiệp toàn quốc 2012 diễn ra từ ngày 06 - 10/05/2012 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Sơn La. Tham gia liên hoan lần này có sự góp mặt của 10 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, gồm: Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long; Đoàn văn công quân khu I; Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh Bắc Kạn; Đoàn nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên; Đoàn nghệ thuật tỉnh Cao Bằng; Đoàn nghệ thuật tỉnh Điện Biên; Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh Quảng Ngãi; Trung tâm nghệ thuật và tổ chức Biểu diễn tỉnh Hải Dương và Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh Sơn La, với hơn 500 nghệ sỹ, diễn viên tham gia biểu diễn. Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi, tối 10/5 tại Trung tâm văn hóa tỉnh Sơn La, Ban tổ chức Liên hoan Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc đợt I - 2012 đã tổng kết và trao giải cho các đoàn tham dự. Ban tổ chức đã trao 2 Huy chương vàng, 2 Huy chương bạc cho giải chương trình nghệ thuật xuất sắc; đồng thời trao 18 Huy chương vàng, 23 Huy chương bạc giải các tiết mục tham gia Liên hoan. Với những … [Read more...]

Đôi giày tập múa của NSND Thái Ly

Có một đôi giày tập múa từng được nghệ sĩ Thái Ly mang theo bên mình từ khi rời Trường Múa Bắc Kinh sau 6 năm học tập ở đây, rồi về Hà Nội công tác, lại cùng vượt Trường Sơn về Nam (1965)… Năm 1974, trong một dịp đi công tác, Hiệu trưởng Trường Múa Bắc Kinh đã xin nhà biên đạo Thái Ly đôi giày ấy để trưng bày trong phòng truyền thống của nhà trường. Vinh dự này không dễ có, bởi dõi theo bước chân của người sinh viên tốt … [Read more...]

Hai nghệ sĩ từ một mái nhà

Hai thiếu niên năm ấy của Yên Bái lọt vào mắt tuyển chọn của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã khẳng định tài năng của mình theo thời gian. Họ cùng có mặt, hòa mình trong những đoàn quân xung trận, những chiến trường ác liệt nhất để chuyển tải những tác phẩm nghệ thuật thấm sâu vào lòng người qua những bài ca, điệu múa. Đó là anh em nghệ sĩ Thanh Đính-Như Bình. Hơn nửa thể kỷ hát vì hòa bình Khi chưa trở thành diễn viên chính thức của Đoàn VCNDTW, Thanh Đính đã là thành viên của đội văn nghệ thiếu nhi của xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, hát những bài: "Cùng nhau đi hồng binh", "Diệt phát xít", "Lên đàng"… trong buổi mít tinh tại chùa Linh Thông chào mừng lễ ra mắt Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời đầu tiên của xã ngày 2-7-1945. Cũng trong thời kỳ này, Thanh Đính làm liên lạc ở Đại đội 204 Bình Quang; sau được chọn và học tập, rèn luyện dưới sự hướng dẫn của những người thầy nghệ thuật của Đoàn VCNDTW, tài năng của Thanh Đính được phát huy qua những lần biểu diễn ở Nhà hát Lớn … [Read more...]

NSND Thái Ly

NSND Thái Ly (6 tháng 7 năm 1930 - 6 tháng 4 năm 1992) là một biên đạo múa Việt Nam. Ông là một nghệ sĩ lớn, một trong những người đặt nền móng cho nghệ thuật múa Việt Nam với những tác phẩm và kịch múa kinh điển như Đôi bờ, Cánh chim và ánh mặt trời, Katu, Bả Khó... Ông còn là một giáo sư, một nhà lí luận phê bình về múa. Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 (1996) và danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (1984). Tiểu … [Read more...]

Nhớ một thời “tiếng hát át tiếng bom”

Cách đây 60 năm, ngày 14-11-1951, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp cách mạng đầu tiên của Việt Nam mang tên: Đoàn văn công Nhân dân Trung ương, tiền thân của Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam được Bác Hồ và Trung ương Đảng chỉ đạo thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Từ nôi nghệ thuật này, các thế hệ nghệ sĩ đã nối tiếp nhau lên đường, bằng trái tim, tài năng và khối óc của mình, họ đã làm nên những chiến công xuất sắc trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật với những cái tên như: Nguyễn Xuân Khoát, Thế Lữ, Lưu Hữu Phước, Học Phi, Đặng Đình Hưng, Thái Ly, Nguyễn Văn Thương, Đào Mộng Long; rồi Quốc Hương, Ngọc Dậu, Trần Hiếu, Thanh Đính, Tân Nhân, Chu Thúy Quỳnh, Tiến Định, Mạnh Hùng; rồi tiếp đến Nguyệt Nga, Quang Thọ, Thu Hiền, Trung Đức… Trùng trùng điệp điệp những tài năng phát lộ trong cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc. Bài 1: Trưởng thành trong gian khó Trong đoàn các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam trở về nơi thành lập ở bến Canh Nông, Nông Tiến, tỉnh Tuyên … [Read more...]

Kịch múa: Ngọn Lửa Nghệ Tĩnh

Ngọn lửa Nghệ Tĩnh là một vở kịch múaViệt Nam, dàn dựng đầu tiên năm 1960, dàn dựng lần 2 và quay phim năm 1963. Vở kịch múa có 3 màn, 7 cảnh, do đội ngũ tập thể biên đạo múa Cục Tuyên huấn Tổng cục Chính trị sáng tác. Cùng với vở kịch múa Tấm Cám, đây là 1 trong hai vở kịch múa đầu tiên và lớn nhất, đồ sộ và có giá trị nhất trong những năm chiến tranh Năm 2001, tập thể tác giả biên đạo múa Tổng cục Chính trị đã nhận được … [Read more...]