Văn hóa nghệ thuật Việt Nam thời hiện đại, có những bước chuyển biến mới về nhiều lĩnh vực, với xu thế giao lưu, hội nhập văn hóa, trong nền kinh tế thị trường. Sự chuyển biến mới đáp ứng sự đòi hỏi, nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của xã hội, của công chúng, nó phát triển có tính quy luật của thời đại, của tâm sinh lí con người. Mỗi thời đại con người có sự phát triển tư duy, trí tuệ, năng lực tiếp nhận, chọn lọc những giá trị văn hóa nghệ thuật do con người sáng tạo. Những giá trị ấy đem lại sự hưởng thụ cho con người, cho xã hội mà họ đang sống và tồn tại. Thời đại mới, con người lại sáng tạo những loại hình, những hình thức nghệ thuật mới mà đời sống xã hội đòi hỏi. Có cầu sẽ có cung, cung cầu là có tính quy luật của mỗi thời đại. Chính vì vậy thời đại mới nảy sinh sáng tạo mới, mà múa hiện đại là một thực tế tồn tại khách quan, là một nhu cầu của xã hội, của con người trong thời đại. Chính vì vậy nhiều thập kỉ qua múa hiện đại ở Việt Nam đã phát triển và đạt những kết quả … [Read more...]
Chương trình múa đặc sắc: Hoa muôn sắc
Hội Nghệ sỹ Múa Việt Nam cho biết hơn 250 diễn viên múa là hạt nhân ở hơn 10 đoàn nghệ thuật trung ương và địa phương sẽ tham gia chương trình "Hoa muôn sắc" diễn ra tối 23/11 tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ, Hà Nội. Đây là chương trình nghệ thuật quy mô hoành tráng nhất từ trước tới nay do Hội Nghệ sỹ Múa Việt Nam tổ chức nhằm quảng bá mạnh mẽ, giúp nghệ thuật múa ngày càng đến gần hơn với đời sống xã hội, thực sự hấp dẫn đông đảo khán giả. Những tác phẩm múa lần này hầu hết do các biên đạo trẻ có độ tuổi khoảng 40 dàn dựng như Tuyết Minh, Trần Ly Ly, Ngọc Anh, Phan Duy Hưng, Bích Lan, Công Hải bên cạnh các bậc đàn anh đã thành danh như Lữ Kiều Lê, Hồng Phong, Kim Chung, Ngọc Bích... Các tác phẩm trình diễn đều đã giành giải thưởng cao tại các cuộc Liên hoan, giải thưởng của Hội Nghệ sỹ múa Việt Nam và các cuộc thi của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức từ năm 2010 đến năm 2012. Tác phẩm múa "Men tình," biên đạo nghệ sỹ nhân dân Kim Chung, âm nhạc Hồ Hoài Anh của Nhà … [Read more...]
Nửa thế kỷ Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam
Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam đã trải qua một chặng đường 50 năm với sự nỗ lực không ngừng của nhiều thế hệ nghệ sĩ để khẳng định vị thế trong đời sống văn hóa nghệ thuật nước nhà và xây dựng nên một "thương hiệu" nghệ thuật. Ngày 6-8-1959, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định thành lập Dàn Nhạc giao hưởng, tiền thân của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, sau đó Dàn hợp xướng được thành lập đã khẳng định sự quan tâm đặc biệt trong việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới cùng với phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Tiếp theo, ngày 7-5-1964, Bộ Văn hóa lại có quyết định thành lập Nhà hát giao hưởng hợp xướng ca vũ kịch Việt Nam. Như vậy, ngoài các chương trình hòa nhạc giao hưởng, hợp xướng còn có sự phối hợp với các ca sĩ và diễn viên múa để thực hiện các vở nhạc kịch, vũ kịch. Dàn nhạc Giao hưởng và Dàn hợp xướng đã xây dựng nhiều chương trình hòa nhạc có giá trị nghệ thuật cao, góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở … [Read more...]
Phản hồi gần nhất