Biểu diễn vở opera – nhạc kịch “Lá đỏ”

Vở Nhạc kịch "Lá đỏ" dự án nghệ thuật lớn nhất trong năm. Cơ hội hiếm để xem, để nghe và cảm nhận 1 tác phẩm opera thuần Việt thai nghén 3 năm, góp sức của 130 nghệ sĩ và kinh phí lên đến 2 tỷ. Nhà hát lớn Hà Nội 3,4/9/2016 chỉ huy PGS. TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội Nhạc Sỹ Việt Nam. Nhạc kịch Opera "Lá đỏ" được lấy cảm hứng từ một tứ thơ được phổ nhạc với hình ảnh vừa lãng mạn, vừa hào hùng của nhà thơ Nguyễn Đình Thi … [Read more...]

NSND Chu Thúy Quỳnh: “Không có nghề múa thì không có tôi ngày hôm nay”

Là hậu duệ của danh nhân Chu Văn An, Nghệ sĩ nhân dân Chu Thúy Quỳnh được báo giới trong và ngoài nước ưu ái dành cho các mỹ từ "cánh chim không mỏi trong tốp đầu đàn", "ngôi sao múa từ bầu trời phương Đông"… Những năm 60-70 của thế kỷ trước, nói đi xem chương trình của Đoàn Ca Múa Nhân dân Trung ương, tức là đi xem Thúy Quỳnh múa. Hơn 50 năm đóng góp tích cực với nghề, cho đến nay đã vào tuổi cổ lai hy thì nỗi trăn trở và niềm đam … [Read more...]

Hát về “Người Đại tướng của nhân dân”

Sáng ngày 11/10/2013, tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội diễn ra chương trình nghệ thuật "Người Đại tướng của nhân dân" do Truyền hình Quân đội nhân dân phối hợp với Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tổ chức. Chương trình như nén tâm hương thành kính tưởng nhớ và tri ân đến anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh duy nhất và là người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Lịch sử luôn được kiến tạo và ghi dấu bởi những nhân vật kiệt xuất. Là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là nhà chỉ huy quân sự kiệt xuất, được ghi nhận là một trong 21 vị danh tướng của thế giới trong 21 thế kỉ qua mà còn là nhà văn hóa, nhà hoạt động chính trị, xã hội, ngoại giao có uy tín, văn võ song toàn. Vượt lên trên tất cả những thử thách khắc nghiệt của thời gian và lịch sử đấu tranh cách mạng đầy khó khăn, gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang, Đại tướng - "một Tổng Tư lệnh biết đau với từng vết thương của người lính, … [Read more...]

Những màn nhảy múa trên lửa đỏ, than hồng

Sau mỗi mùa gặt bội thu dịp cuối năm, các chàng trai người dân tộc Phà Thẻn (một trong số dân tộc ít người nhất ở tỉnh Hà Giang và ở Việt Nam) lại cùng dân bản mở hội nhảy lửa mừng cơm mới. Đây là một trong những lễ hội độc nhất vô nhị ở miền núi biên giới phía Bắc nước ta được bà con dân tộc Phà Thẻn sinh sống tập trung ở huyện Bắc Quang, Quang Bình (tỉnh Hà Giang) gìn giữ, bảo tồn để phục vụ đời sống văn hoá tâm linh của cộng đồng người Phà Thẻn. Chỉ có các chàng trai người Phà Thẻn qua một giai đoạn luyện tập theo phương pháp đặc biệt mang tính cổ truyền và với rất nhiều nét huyền bí, hoang dã trong một thời gian nhất định theo hướng dẫn của thầy mo, mới có thể trực tiếp đi chân trần nhảy múa trên lửa đỏ mà vẫn bình an vô sự. Trước khi nhảy vào đống củi lửa cháy rừng rực, các chàng trai Phà Thẻn phải cùng thầy mo, thường là những thầy mo cao tay của bản, thực hiện lễ nghi cúng thần nước và thần lửa từ hai đến bốn giờ liên tục. Chỉ đến khi hai vị thần kể trên "đồng ý", họ mới được … [Read more...]

Chuyện của Tấm và Cám

Tròn 50 năm sau thành công vang dội của vở kịch múa đầu tiên-"Tấm Cám", năm nay Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam mới dàn dựng vở kịch múa thứ hai mang tầm vóc để chào mừng 60 năm thành lập Nhà hát với tựa đề "Mệnh trời tình đất". Là thành viên chỉ đạo nghệ thuật, trong ngày khởi công vở múa, NSND Chu Thúy Quỳnh bồi hồi nhớ lại... Cánh Nhạn vẫn tung bay Từ một cô gái thổi sáo, Phùng Nhạn được biên đạo Hoàng Châu phát hiện có tài năng múa, và tên tuổi của Phùng Nhạn nổi lên như một hiện tượng trong làng nghệ thuật múa Việt Nam thời bấy giờ. Đó là chuyến phục vụ Đại hội mừng công Sư đoàn 308 ở Thái Nguyên, tháng 7-1954 qua vai diễn trong vở ca kịch "Chị Tấm anh Điền", "Chiến thắng Nghĩa Lộ", múa solo trong điệu múa "Nậm" (múa bình rượu), "Quạt Thái Tây Bắc" của biên đạo Hoàng Châu với những động tác uyển chuyển, nhẹ nhàng. Ngày ấy Phùng Nhạn ở tuổi đẹp nhất của thời con gái, 17 tuổi. Gần hai tháng phục vụ nhân dân Thủ đô bằng những chương trình, tiết mục múa ấn tượng, Phùng Nhạn được … [Read more...]

Nhớ một thời “tiếng hát át tiếng bom”

Cách đây 60 năm, ngày 14-11-1951, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp cách mạng đầu tiên của Việt Nam mang tên: Đoàn văn công Nhân dân Trung ương, tiền thân của Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam được Bác Hồ và Trung ương Đảng chỉ đạo thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Từ nôi nghệ thuật này, các thế hệ nghệ sĩ đã nối tiếp nhau lên đường, bằng trái tim, tài năng và khối óc của mình, họ đã làm nên những chiến công xuất sắc trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật với những cái tên như: Nguyễn Xuân Khoát, Thế Lữ, Lưu Hữu Phước, Học Phi, Đặng Đình Hưng, Thái Ly, Nguyễn Văn Thương, Đào Mộng Long; rồi Quốc Hương, Ngọc Dậu, Trần Hiếu, Thanh Đính, Tân Nhân, Chu Thúy Quỳnh, Tiến Định, Mạnh Hùng; rồi tiếp đến Nguyệt Nga, Quang Thọ, Thu Hiền, Trung Đức… Trùng trùng điệp điệp những tài năng phát lộ trong cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc. Bài 1: Trưởng thành trong gian khó Trong đoàn các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam trở về nơi thành lập ở bến Canh Nông, Nông Tiến, tỉnh Tuyên … [Read more...]

Nhọc nhằn lột xác thành “thiên nga”

Ít có bộ môn nghệ thuật nào lại đòi hỏi khắt khe không chỉ về năng khiếu mà cả về hình thể như bộ môn múa.Luôn kiềm chế nỗi thèm ăn, thi thoảng lại bị bong gân, trật gối; trong mơ cũng giật thót như đang bật người lên cao; tập đi bằng hai đầu ngón chân đến rướm máu… là hình ảnh về những cô bé, cậu bé vừa "chân ướt chân ráo" vào trường múa Việt Nam. Đang ở tuổi ăn, tuổi chơi nhưng các em đã lao vào cuộc rèn luyện … [Read more...]

NSND Vũ Việt Cường: Chân lý giản dị để hạnh phúc tràn đầy

Ngồi trò chuyện với ông, nhắc lại một thời gian khổ trong khói lửa của cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, đang vui ông bỗng quay ra rít thuốc liên tục, điều thuốc lá trên môi ông đỏ rực và khói thuốc toả ra kín cả một góc sân, ánh mắt ông đượm buồn nhìn sâu vào khoảng trống vắng… Ông đang nhớ về đồng đội, nhớ những người thầy, người anh, người chị, người bạn đã cùng ông trong Đoàn ca múa Giải phóng hành quân vào miền Nam năm 1965, nhưng nay có người còn, có người mất, có người hy sinh ngay khi đất nước chưa hát vang bài ca thống nhất… Nói về Múa, ông rất hồ hởi Chàng trai trẻ thành Nam 15 tuổi suốt ngày say mê với trái bóng tròn trên sân cỏ ấy chưa một lần mơ ước để trở thành nghệ sĩ… Nhưng rồi một hôm, đang đá bóng thì thấy có đoàn về tuyển học sinh múa, thấy tò mò, chàng trai nhảy đại vào thi cho… vui. Ai dè thi thử lại trúng thật. Thế là anh nhập học khoá đầu tiên của trường múa Việt Nam năm 1959, lúc vào trường lại được thầy cô giáo là người Liên Xô (cũ) trực tiếp giảng dạy … [Read more...]

Kịch múa “Ngọn Lửa Nghệ Tĩnh” sống mãi với thời gian

"Ngọn lửa Nghệ Tĩnh" là một tác phẩm Kịch Múa đỉnh cao trong lĩnh vực sáng tác nghệ thuật của nghệ sĩ, chiến sĩ toàn quân trong những năm 60 của thế kỷ trước. Dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Chính trị nghệ sĩ, diễn viên các Đoàn Nghệ thuật quân đội mà nòng cốt là Đoàn Ca Múa Tổng cục Chính trị đã thực hiện thành công kịch Múa này. Tác phẩm còn được lưu giữ bằng cuốn phim màu nghệ thuật "Kịch Múa Ngọn Lửa Nghệ Tĩnh" … [Read more...]