Nhạc sĩ An Thuyên cả cuộc đời cống hiến trọn vẹn cho nền âm nhạc nghệ thuật Việt Nam

Nhạc sĩ, thiếu tướng Nguyễn An Thuyên đã được đông đảo công chúng yêu âm nhạc biết đến từ tác phẩm đầu tay Em chọn lối này, viết năm 1971 (khi tròn 21 tuổi). Rồi đến Ðêm nghe hát đò đưa nhớ Bác (1974), Khi xe tăng qua miền quan họ (1984), Huế thương (1992), Neo đậu bến quê (1993)... Tất cả đều mang âm hưởng dân ca ngọt ngào sâu lắng. Những sáng tác của ông phần nhiều mang âm hưởng dân gian đi vào lòng người. Ông tâm sự: "Tôi đã được … [Read more...]

NSND Hà Thế Dũng: “Nghệ thuật múa đương đại đang phát triển…”

Trong quá trình phát triển nghệ thuật múa đương đại, đã có nhiều tác phẩm thành công, đó là những tác phẩm có sự tìm tòi sáng tạo mới với xuất phát điểm là lấy cảm hứng từ nghệ thuật truyền thống nhưng phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của người Việt đương đại. NSND Hà Thế Dũng - Hiệu trưởng Trường Múa TP.HCM, Chủ tịch Hội nghệ sĩ Múa TP.HCM từng đến với múa rất ngẫu nhiên, cũng có thể là do cái số nó thế. Khi còn là cậu bé tình cờ thấy thông báo dán trên tường (trụ sở UBND tỉnh Hà Tây cũ) của trường Nghệ thuật Quân đội tuyển sinh, Dũng tặc lưỡi "thử xem sao", thế rồi trúng tuyển. Vào nghề này cũng là động viên của ông bố (làm Phó Ty Công an Hà Tây): "Thằng này hay quậy, cho vào môi trường quân đội để họ rèn". Sau khi "rèn" 4 năm (1976 - 1984), tốt nghiệp Trung cấp múa Trường NTQĐ, anh tiếp tục được cử sang Trường Múa Việt Nam để nâng cao trình độ do giáo viên Liên Xô hướng dẫn. Lúc này, tài năng của Dũng được phát hiện, đó là vai diễn chính đầu tiên trong vở Spartacut. Và cũng … [Read more...]

Đạo diễn, biên đạo múa Lê Vũ Long: Tôi nghĩ im lặng là một quyền

Trên sân khấu của trường Múa Việt Nam, đạo diễn - biên đạo múa Lê Vũ Long ngồi theo dõi đoàn múa "Nơi đến" của anh tập vở múa đương đại "Ký ức thở dài". Chỉ còn một tuần nữa là đoàn lên đường sang Đức biểu diễn - không theo một chương trình trao đổi văn hóa hay tài trợ nào, mà Nhà hát Pfalzbau ở thành phố Ludwigshafen đã mua vở diễn này của anh để tổ chức biểu diễn bán vé tại nhà hát vào trung tuần tháng 5. Một lối đi không dễ dàng với các đoàn nghệ thuật ở Việt Nam, nhưng Lê Vũ Long và vợ anh - Lưu Thu Lan - đều là dân múa chuyên nghiệp, đã làm được. Các vũ công khiếm thính của họ mạnh mẽ mà tinh tế, cuồn cuộn trong những chuyển động trên nền nhạc điện tử. Lưng áo ướt đẫm mồ hôi, họ không để ý ngoài kia trời đang dông và bóng tối đang buông xuống. "Ký ức thở dài" - đó là ký ức của anh hay của ai vậy? - Một người đàn ông đi vào ký ức của mình, sống trong đó, thì hóa ra ký ức cũng có hơi thở của nó, nó là thực thể tồn tại độc lập, không cần có anh ta để tồn tại. Khi … [Read more...]

Nửa thế kỷ Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam

Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam đã trải qua một chặng đường 50 năm với sự nỗ lực không ngừng của nhiều thế hệ nghệ sĩ để khẳng định vị thế trong đời sống văn hóa nghệ thuật nước nhà và xây dựng nên một "thương hiệu" nghệ thuật. Ngày 6-8-1959, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định thành lập Dàn Nhạc giao hưởng, tiền thân của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, sau đó Dàn hợp xướng được thành lập đã khẳng định sự quan tâm đặc biệt trong việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới cùng với phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Tiếp theo, ngày 7-5-1964, Bộ Văn hóa lại có quyết định thành lập Nhà hát giao hưởng hợp xướng ca vũ kịch Việt Nam. Như vậy, ngoài các chương trình hòa nhạc giao hưởng, hợp xướng còn có sự phối hợp với các ca sĩ và diễn viên múa để thực hiện các vở nhạc kịch, vũ kịch. Dàn nhạc Giao hưởng và Dàn hợp xướng đã xây dựng nhiều chương trình hòa nhạc có giá trị nghệ thuật cao, góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở … [Read more...]

NSND Nguyễn Công Nhạc: Thôi đành “rửa tay gác kiếm”

NSND Nguyễn Công Nhạc có vóc người gầy gò bé nhỏ và nụ cười cởi mở, hồn nhiên. Ông thuộc lớp nghệ sĩ múa balê đầu tiên của Việt Nam với 7 năm học trong nước và 7 năm tu nghiệp ở nước ngoài. Là thầy dạy của nhiều thế hệ nghệ sĩ múa, NSND Nguyễn Công Nhạc thành công trong vai trò biên đạo múa với nhiều vở diễn nổi tiếng một thời như "Bài ca chim ưng", "Tranh tứ bình", "Tiếng trống Xô Viết", "Bên dòng Lô năm xưa", "Ngôi sao Đồng Lộc", "Tiếng gọi … [Read more...]

NSND Nguyễn Công Nhạc

NSND Nguyễn Công Nhạc sinh năm 1946 tại Hà Nội, trong một gia đình nông dân. - Năm lớp 6, cậu bé Nguyễn Công Nhạc được các thầy cô trường Múa Việt Nam về trường tuyển và được chọn. - Năm 1959: Theo học khoá I trường Múa Việt Nam và học trong 7 năm - Năm 1966-1973: Được chọn đi họcở Liên-xô, học huấn luyện múa. - Biểu diễn múa 1 năm tại Nhà hát Giao hưởng hợp xướng Nhạc vũ kịch. Đi phục vụ các địa phương, biểu diễn ở Hà Giang - Năm 1973: Về … [Read more...]