NSND Chu Thúy Quỳnh: “Không có nghề múa thì không có tôi ngày hôm nay”

Là hậu duệ của danh nhân Chu Văn An, Nghệ sĩ nhân dân Chu Thúy Quỳnh được báo giới trong và ngoài nước ưu ái dành cho các mỹ từ "cánh chim không mỏi trong tốp đầu đàn", "ngôi sao múa từ bầu trời phương Đông"… Những năm 60-70 của thế kỷ trước, nói đi xem chương trình của Đoàn Ca Múa Nhân dân Trung ương, tức là đi xem Thúy Quỳnh múa. Hơn 50 năm đóng góp tích cực với nghề, cho đến nay đã vào tuổi cổ lai hy thì nỗi trăn trở và niềm đam … [Read more...]

Nghề MÚA

Nghề múa quá ngắn ngủi. Với người nghệ sĩ, học thì dài mà được "hành" ngắn ngủi quá. Chưa kịp "hành" nhiều đã bị áp lực của cuộc sống đè nặng lên vai. Ngoài 20 tuổi là phải lấy vợ lấy chồng. Với nghệ sĩ múa, ngoài 30 tuổi là phải "về hưu" mất rồi. Đó là một trong những lý do tác động rất lớn đến sự phát triển của múa. Điều trăn trở nhất vẫn là chế độ chính sách của Nhà nước đối với nghệ thuật nói chung và đối với nghệ thuật múa nói riêng. Học 7 năm trường múa ra, nếu thi tuyển được công chức thì cũng được hưởng mức lương thấp không tưởng. Ở thời mà đa số khán giả không còn đi "nghe" nhạc mà chuyển sang "xem" nhạc, những vũ công xuất hiện hàng đêm trên các sân khấu lớn nhỏ có đất sống hơn. Nhưng cũng đứng dưới ánh đèn màu, nhận những tràng pháo tay của khán giả mà nhưng họ chẳng được mấy ai biết đến. "Múa minh họa" hiện nay đang là một căn bệnh. Bởi nó đã trở thành thứ không thể thiếu cho lỗ hổng của cái khác, ví dụ như ca sĩ ra hát mà đứng suốt thì trông cũng không ổn sẽ lại … [Read more...]