Lễ kỷ niệm cấp Nhà nước 40 năm chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”

Sáng ngày 29/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia Mỹ Đình, trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội đã biểu diễn màn sử thi nghệ thuật đặc sắc "Âm vang chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" phục vụ lễ kỷ niệm cấp Nhà nước 40 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không. Chỉ đạo nội dung: Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; kịch bản và Tổng Đạo diễn chương trình: Thiếu tướng, NGƯT, NS Đức Trịnh; cố vấn nghệ thuật: NSND Công Nhạc; dàn dựng âm nhạc: NS Xuân Thủy, NS Mai Kiên, NS Đức Nghĩa; biên đạo múa: NSƯT Kiều Lê, NSƯT Hồng Phong; âm thanh, ánh sáng: Thanh Sơn, An Thông; Chỉ huy biểu diễn: NS Xuân Thủy; Giám đốc sản xuất: NS Hồ Trọng Tuấn; cùng với sự tham gia của các nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú và hơn 300 diễn viên là học viên, sinh viên của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Đoàn văn công Quân chủng Phòng không - Không quân, Đoàn văn công Bộ đội Biên phòng. Chương trình nghệ thuật gồm hai phần chính: Phần 1: "Linh thiêng Hà Nội - mặt đất và … [Read more...]

Chương trình múa đặc sắc: Hoa muôn sắc

Hội Nghệ sỹ Múa Việt Nam cho biết hơn 250 diễn viên múa là hạt nhân ở hơn 10 đoàn nghệ thuật trung ương và địa phương sẽ tham gia chương trình "Hoa muôn sắc" diễn ra tối 23/11 tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ, Hà Nội. Đây là chương trình nghệ thuật quy mô hoành tráng nhất từ trước tới nay do Hội Nghệ sỹ Múa Việt Nam tổ chức nhằm quảng bá mạnh mẽ, giúp nghệ thuật múa ngày càng đến gần hơn với đời sống xã hội, thực sự hấp dẫn đông đảo khán giả. Những tác phẩm múa lần này hầu hết do các biên đạo trẻ có độ tuổi khoảng 40 dàn dựng như Tuyết Minh, Trần Ly Ly, Ngọc Anh, Phan Duy Hưng, Bích Lan, Công Hải bên cạnh các bậc đàn anh đã thành danh như Lữ Kiều Lê, Hồng Phong, Kim Chung, Ngọc Bích... Các tác phẩm trình diễn đều đã giành giải thưởng cao tại các cuộc Liên hoan, giải thưởng của Hội Nghệ sỹ múa Việt Nam và các cuộc thi của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức từ năm 2010 đến năm 2012. Tác phẩm múa "Men tình," biên đạo nghệ sỹ nhân dân Kim Chung, âm nhạc Hồ Hoài Anh của Nhà … [Read more...]

Biên đạo múa Tuyết Minh

Bắt đầu từ năm 2002 tới nay, một loạt vở múa được dàn dựng theo phong cách thử nghiệm được trình làng như "Quan âm Thị Kính", "Chiến thắng mùa hoa đào", "Trần Quốc Toản ra quân", "Hai người bạn" hay "Bên trong và bên ngoài"... được trình diễn và nhận được nhiều dư âm tốt từ phía khán giả. Và người đứng đằng sau các vở múa, người chấp nhận mạo hiểm để mở một con đường mới cho múa là biên đạo múa Tuyết Minh. Được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó giám đốc Nhà hát Thể nghiệm, thuộc trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội từ năm 2005… Hiện tại, chị đang là Chuyên viên Phòng Nghệ thuật Cục Nghệ thuật biểu diễn - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Cuộc trò chuyện với chị - người được đánh giá là tài năng trẻ của ngành Múa Việt Nam thật nhiều cung bậc cảm xúc đúng như cái môn nghệ thuật mà chị theo đuổi: khóc, cười, lặng thinh, dào dạt đến những biểu cảm không lời về cái nghề của đời mình. Chị nói rằng: "Múa là ngôn ngữ của cơ thể, múa là cách dễ đưa con người đạt đến cảm xúc cao nhất, nó đưa … [Read more...]

Thưởng thức nhạc kịch ballet Hồ Thiên Nga – Swan Lake Ballet

Kể từ lần đầu tiên được trình chiếu tại Nhà hát Lớn ở Mátxcơva năm 1877, với câu chuyện tình vượt thời gian của một hoàng tử trẻ với công chúa thiên nga bị phù phép, cho đến nay vở nhạc kịch ba lê Hồ Thiên Nga (Swan Lake) đã được trình diễn trên toàn thế giới và được biết đến như là một trong những tác phẩm nhạc kịch bất hủ của nhà soạn nhạc vĩ đại Pyotr Ilyich Tchaikovsky. Đã hơn 100 năm trôi qua, song Hồ Thiên Nga vẫn rất thu hút khán giả và luôn là niềm cảm hứng sáng tạo, biểu diễn cho các nghệ sĩ múa. Với những người yêu thích âm nhạc, hẳn đã từng không ít hơn một lần nghe qua giai điệu nhẹ nhàng êm ái - lung linh như ánh trăng soi hồ nước, hoặc nhịp nhàng thanh thoát của các trích đoạn Lake in the Moonlight hoặc Dance of the Little Swans trong tổ hợp opera số 20 viết cho vở kịch ballet Hồ Thiên Nga của nhạc sĩ thiên tài này. Tuy nhiên đó chỉ là một phần trong số rất nhiều khúc nhạc khác trong toàn bộ tác phẩm âm nhạc đồ sộ với tên gọi Swan Lake của Tchaikovsky. Sau đây … [Read more...]

NSND Phạm Anh Phương: Phải đào tạo khán giả

NSND Phạm Anh Phương hiện là Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam. Ông vừa bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ về nghệ thuật múa với đề tài "Múa dân gian của người Việt - Truyền thống và hiện đại". NSND Phạm Anh Phương cũng vinh dự được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2006 với chùm tác phẩm: Kịch múa "Lời ru của rừng", "Bến lụy" và vở thơ múa "Khai sơn phá thạch". Con số ấy không nhiều đâu, nhưng cũng là mừng lắm … [Read more...]

Nửa thế kỷ Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam

Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam đã trải qua một chặng đường 50 năm với sự nỗ lực không ngừng của nhiều thế hệ nghệ sĩ để khẳng định vị thế trong đời sống văn hóa nghệ thuật nước nhà và xây dựng nên một "thương hiệu" nghệ thuật. Ngày 6-8-1959, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định thành lập Dàn Nhạc giao hưởng, tiền thân của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, sau đó Dàn hợp xướng được thành lập đã khẳng định sự quan tâm đặc biệt trong việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới cùng với phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Tiếp theo, ngày 7-5-1964, Bộ Văn hóa lại có quyết định thành lập Nhà hát giao hưởng hợp xướng ca vũ kịch Việt Nam. Như vậy, ngoài các chương trình hòa nhạc giao hưởng, hợp xướng còn có sự phối hợp với các ca sĩ và diễn viên múa để thực hiện các vở nhạc kịch, vũ kịch. Dàn nhạc Giao hưởng và Dàn hợp xướng đã xây dựng nhiều chương trình hòa nhạc có giá trị nghệ thuật cao, góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở … [Read more...]

Lịch sử Ba lê Phần I: Thế kỷ 15 – 17

Ba lê là một hình thức múa biểu diễn dành cho khán giả nhà hát kịch. Trên cả múa, ba lê được coi là một loại hình nghệ thuật tao nhã, có ảnh hưởng tới rất nhiều loại hình múa của thế giới sau này. Mặc dù được cho là có khởi nguồn từ Italy thời kỳ Phục hưng thế kỷ 15-16, ba lê trở nên phổ biến tại Pháp và Nga, và gần đây nhất là tại Mỹ. Nghiên cứu từ nguyên học của cái tên "ballet" phản ánh lịch sử phát triển của bộ môn nghệ thuật này. Từ ballet sử dụng trong tiếng Anh được vay mượn từ tiếng Pháp vào khoảng thết kỷ 17. Từ tiếng Pháp này thực chất lại có nguồn gốc từ tiếng Ý balletto, từ giảm nhẹ của ballo (múa). Nhưng nguồn gốc xâu xa nhất của ballet bắt nguồn từ tiếng Latin ballare, nghĩ là "nhảy múa". Cũng giống như các hình thức múa khác, ba lê có thể kể lại một câu chuyện, thể hiện một trạng thái cảm xúc, hoặc đơn giản là phán ánh giai điệu của âm nhạc. Nhưng kỹ thuật (tức là cách thức biểu diễn) và các kỹ năng đặc biệt của một diễn viên ba lê rất khác so với kỹ năng của các … [Read more...]

Nữ sinh trường múa ‘phiêu’ trong đêm diễn tốt nghiệp

Một chương trình nghệ thuật hoành tráng với những tiết mục biểu diễn thể hiện tinh hoa của hai nền văn hóa Việt - Trung. Chương trình được trường Cao Đẳng Múa Việt Nam phối hợp với Học Viện Nghệ Thuật Quảng Tây - Trung Quốc thực hiện. Chương trình có nhiều tiết mục đắc sắc như vở Ballet chopiniana hay điệu múa Tuyết Mai Lan, điệu múa phản ảnh sự tích người thấy kinh kịch Mai Lan Phương trong thời kỳ kháng chiến không chịu diễn kịch cho người Nhật thể hiện rõ nét … [Read more...]

Liên hoan Ca, Múa, Nhạc chuyên nghiệp Toàn quốc đợt I: TƯNG BỪNG TRÊN NÚI RỪNG TÂY BẮC (Kì I)

DÒNG NƯỚC MÁT TRÊN NÚI RỪNG HOA BAN: Trong bài phát biểu khai mạc Liên hoan Ca, Múa, Nhạc đợt I tại Sơn La, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Vương Duy Biên đã nói: "Để có được một nền văn hoá nghệ thuật vững vàng không thể thiếu những nghệ sĩ tài năng và khi họ bước ra sân khấu thì tràn đầy năng lượng, bản lĩnh và phải luôn tâm niệm rằng, công chúng luôn chờ đón sự cống hiến của những tài năng nghệ thuật...". Đúng như vậy, và Đoàn ca múa nhạc thuộc Trung tâm Nghệ thuật và Tổ chức biểu diễn tỉnh Hải Dương đã làm được điều đó - Chương trình của đoàn đã thực sự như một dòng nước mát trên núi rừng tràn đầy hoa ban trắng... Niềm vui của tập thể cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên Trung tâm Nghệ thuật và Tổ chức biểu diễn Hải Dương khi kết thúc chương trình biểu diễn dự thi Tâm lý lo lắng, hồi hộp và chờ đợi cánh màn nhung sân khấu của Liên hoan Ca, Múa, Nhạc được bung mở là tâm trạng không chỉ riêng của tất cả các nghệ sĩ, diễn viên của các đoàn nghệ thuật tham dự liên hoan, mà còn là tâm … [Read more...]

Tác phẩm Múa: Cánh chim và ánh sáng Mặt trời

PGS. NSND Thái Ly - nhà biên đạo tài năng tiêu biểu của nền nghệ thuật múa hiện đại Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của ông vô cùng lớn lao. Ông đã sáng tạo những tác phẩm Múa có giá trị nghệ thuật cao, phản ánh chân thực cuộc sống hào hùng của dân tộc, phản ánh tinh thần thời đại. Tác phẩm của NSND Thái Ly hàm chứa những tư tưởng sâu sắc mang tính nhân văn và tính thời đại, được trình bày trong một cấu trúc hoàn chỉnh với sự sáng … [Read more...]