Bắt đầu từ năm 2002 tới nay, một loạt vở múa được dàn dựng theo phong cách thử nghiệm được trình làng như "Quan âm Thị Kính", "Chiến thắng mùa hoa đào", "Trần Quốc Toản ra quân", "Hai người bạn" hay "Bên trong và bên ngoài"... được trình diễn và nhận được nhiều dư âm tốt từ phía khán giả. Và người đứng đằng sau các vở múa, người chấp nhận mạo hiểm để mở một con đường mới cho múa là biên đạo múa Tuyết Minh. Được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó giám đốc Nhà hát Thể nghiệm, thuộc trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội từ năm 2005… Hiện tại, chị đang là Chuyên viên Phòng Nghệ thuật Cục Nghệ thuật biểu diễn - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Cuộc trò chuyện với chị - người được đánh giá là tài năng trẻ của ngành Múa Việt Nam thật nhiều cung bậc cảm xúc đúng như cái môn nghệ thuật mà chị theo đuổi: khóc, cười, lặng thinh, dào dạt đến những biểu cảm không lời về cái nghề của đời mình. Chị nói rằng: "Múa là ngôn ngữ của cơ thể, múa là cách dễ đưa con người đạt đến cảm xúc cao nhất, nó đưa … [Read more...]
Nghề MÚA
Nghề múa quá ngắn ngủi. Với người nghệ sĩ, học thì dài mà được "hành" ngắn ngủi quá. Chưa kịp "hành" nhiều đã bị áp lực của cuộc sống đè nặng lên vai. Ngoài 20 tuổi là phải lấy vợ lấy chồng. Với nghệ sĩ múa, ngoài 30 tuổi là phải "về hưu" mất rồi. Đó là một trong những lý do tác động rất lớn đến sự phát triển của múa. Điều trăn trở nhất vẫn là chế độ chính sách của Nhà nước đối với nghệ thuật nói chung và đối với nghệ thuật múa nói riêng. Học 7 năm trường múa ra, nếu thi tuyển được công chức thì cũng được hưởng mức lương thấp không tưởng. Ở thời mà đa số khán giả không còn đi "nghe" nhạc mà chuyển sang "xem" nhạc, những vũ công xuất hiện hàng đêm trên các sân khấu lớn nhỏ có đất sống hơn. Nhưng cũng đứng dưới ánh đèn màu, nhận những tràng pháo tay của khán giả mà nhưng họ chẳng được mấy ai biết đến. "Múa minh họa" hiện nay đang là một căn bệnh. Bởi nó đã trở thành thứ không thể thiếu cho lỗ hổng của cái khác, ví dụ như ca sĩ ra hát mà đứng suốt thì trông cũng không ổn sẽ lại … [Read more...]
Cùng “nghe” những chiếc giày kể chuyện
Hiếm có chương trình nào cháy vé như "Chuyện kể những chiếc giày" diễn ra hôm 6.9 .2009 tại nhà hát thành phố HCM. mọi người sát vai nhua chen vào khán phòng cùng thưởng lãm, cùng "nghe" những chiếc giày kể chuyện. Chuyện kể về nghề múa nhọc nhằn mà tràn đầy cảm xúc thăng hoa, chuyện về những diễn viên múa đam mê và tận tụy với nghề, lặng lẽ hy sinh nuôi dưỡng bao ước mơ và bền bỉ một tình yêu với múa. Quan niệm sân khấu cũng là đời thường -tổng đạo diễn-biên đạo múa Tấn Lộc cùng các cộng sự đã tái hiện cuộc sống thực thực tế của một diễn viên múavất vả trên sàn tập, "chạy sô" diễn đám cưới, múa phụ họa cho các ca sĩ, dạy khiêu vũ và đi tu nghiệp xa nhà… Chuyện kể những chiếc giày lật ra bề trái của nghề múa: những bon chen, giành giật xấu xa, những phút giây giằn vặt tự đấu tranh với bản thân để vươn tới nét đẹp của nghệ thuật múa đích thực… Khán giả lần đầu tiên được biết đến nét đẹp hiếm có phía sau ánh đèn sân khấu: những giọt mồ hôi, nước mắt và đôi khi là cả máu không hề có … [Read more...]
Phản hồi gần nhất