Khái niệm múa đương đại Múa đương đại chính thức du nhập vào Việt Nam từ năm 1988 (1) dưới tác động của chính sách mở cửa. Hiện nay, tồn tại rất nhiều quan điểm xoay quanh loại hình nghệ thuật độc đáo này. Theo Trung tâm Múa Anh quốc: "Múa đương đại là một thể loại múa của hiện đại. Nó không phải là một kỹ thuật múa cụ thể, mà là một bộ sưu tập các phương pháp, kỹ thuật được phát triển từ múa hiện đại, … [Read more...]
NSND Phạm Anh Phương: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”
Nắm giữ cương vị Giám đốc Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam từ năm 1999, NSND Phạm Anh Phương đã đưa nghệ thuật hàn lâm đến gần hơn với công chúng. Nói về sự lựa chọn của mình với múa, ông rất tâm đắc câu: "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Người nghệ sĩ tài năng Sinh ra trong một gia đình không có ai theo nghệ thuật, Phạm Anh Phương sớm bộc lộ tài năng múa bẩm sinh khi còn là cậu bé 11 tuổi sinh hoạt trong CLB Thiếu nhi của phường. Năm 1969, tài năng nhí … [Read more...]
Nón – Dự án múa đương đại kết hợp âm nhạc dân tộc Việt Nam
Nón là dự án múa đương đại kết hợp âm nhạc dân tộc Việt Nam do diễn viên - biên đạo múa Vũ Ngọc Khải và nhạc sĩ Ngô Hồng Quang cùng bắt tay thực hiện Hai nghệ sĩ trẻ Việt Nam, Vũ Ngọc Khải và Ngô Hồng Quang, mong muốn đem đến cho khán giả, đặc biệt là khán giả Việt Nam, một chương trình biểu diễn nghệ thuật mang đậm nét hồn Việt nhưng cũng không thiếu hơi thở thời đại. Từ đó, Nón ra đời với hy vọng sẽ dễ dàng tiếp cận đến … [Read more...]
Triết lý của điệu múa
(hay là một minh chứng về sự không thể tách rời giữa tinh thần và thể xác)Nhảy múa là gì? Ngay từ lúc lẫm chẫm biết đi, trẻ nhỏ đã nhún nhảy theo điệu nhạc, như thể đó là điều tự nhiên. Người ta cho rằng động vật cũng nhảy múa. Đó là điệu múa của bầy ong, điệu múa của con công trong khúc múa giao hoan, hay điệu múa của cá heo nô đùa với sóng. Nhảy múa có lẽ cũng hiển nhiên như khí trời ta hít thở, như thời gian đang trôi. Vậy … [Read more...]
3,5 tấn thóc trong tác phẩm múa “Songs of the Wanderers”
Năm 1994, tác phẩm múa Songs of the Wanderers - ( Tạm dịch: Ca khúc của người lang thang), do Lin Hwai-min (Lâm Hoài Dân) biên đạo đã mở đầu cho "thời kỳ tinh thần phương Đông" của Đoàn múa đương đại nổi tiếng của Đài Loan - Vân Môn ( Cloud Gate Dance Theatre) . Khi biểu diễn câu chuyện Ấn Độ do nhà văn Đức viết, trên sân khấu số thóc Đài Loan nặng 3 tấn rưỡi là thiết kế sân khấu duy nhất, đó là một buổi biểu diễn về thóc, diễn viên đi lại giữa thóc vàng. Không cần nghi ngờ, hình ảnh thóc vàng nặng 3 tấn rưỡi trên sân khấu là cảnh khiến khán giả cảm động nhất. Nhưng ngoài làm đạo cụ trên sân khấu ra, số thóc vàng này lại khiến đoàn múa phải rất bận tâm. Để lúa thóc phát huy tác dụng đúng như thiết kế, Đoàn múa Vân Môn có nhiều việc phải bận tâm, phải xử lý tốt. Trước tiên, phải chọn loại thóc tròn mẩy, nếu không, sẽ làm tổn thương đến diễn viên. Thứ 2, thóc … [Read more...]
Viết trong không khí thông qua múa
Trong nghệ thuật thư pháp Trung Quốc, những khoảng trống cũng quan trọng như những con chữ. Sau gần 4 thập kỷ nghiên cứu, đoàn múa đương đại - lấy tên từ loại hình múa nổi tiếng lâu đời nhất Trung Quốc mà nghệ thuật thượng võ truyền thống và thiền là một phần cơ bản của chế độ tập luyện - đã phát triển ngôn ngữ thị giác của chính nó. Ngôn ngữ bắt nguồn từ giám đốc nghệ thuật và nhà sáng lập 65 tuổi của đoàn múa Cloud Gate, Lin Hwai - min … [Read more...]
Nghe nghệ sĩ Lâm Hoài Dân kể chuyện về tác phẩm múa “Ca khúc của người đi lang thang”
Là người sáng lập Đoàn múa Vân Môn- đoàn múa hiện đại nổi tiếng của Đài Loan, biên đạo múa Lâm Hoài Dân luôn rất thu hút sự chú ý của công chúng. 17 năm trước, tác phẩm múa "Ca khúc của người lang thang" do ông biên đạo đã mở đầu "thời kỳ tinh thần phương Đông" của Đoàn múa Vân Môn Đài Loan, tác phẩm múa này đã khiến diễn viên múa của Đoàn múa Vân Môn bắt đầu tĩnh tọa-nội dung tu luyện hàng ngày, cũng vì vậy, Đoàn múa Vân Môn hết sức đặc sắc trong làng ca múa trên thế giới. Tác phẩm múa "Ca khúc của người lang thang" đã biểu diễn ở 52 thành phố của 18 nước, nhưng chưa đến biểu diễn ở Nội địa Trung Quốc. Ngày 25 tháng 3 năm nay, khi tổ chức buổi họp báo tại Nhà hát lớn Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh, ông Lâm Hoài Dân không nén được xúc động tuyên bố, ngày 1 và 2 tháng 4, tác phẩm ông yêu thích nhất này sẽ ra mắt khán giả Bắc Kinh. Lúa thóc của Đài Loan, … [Read more...]
Tái diễn vũ kịch ‘Cô bé Lọ Lem’
Tác phẩm sân khấu do biên đạo múa người Nauy dàn dựng cho các nghệ sĩ Việt Nam là bức tranh cổ tích đẹp lung linh. Vở vũ kịch Cô bé Lọ Lem quy tụ dàn diễn viên múa hùng hậu của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP HCM (HBSO), như: nghệ sĩ Trần Hoàng Yến, Đàm Đức Nhuận, Nguyễn Phúc Hùng, Nguyễn Lương Hòa, NSƯT Phan Thị Hồng Châu, Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Thị Thu Thủy, cùng khoảng 10 diễn viên múa khác. Nội dung vở múa dựa trên câu chuyện cổ tích về cô bé tội nghiệp sống cùng với mẹ kế và con riêng của bà ta. Cô bé bị hành hạ, bị lãng quên trong căn bếp, không được đi dự bữa tiệc của hoàng tử mà phải ở nhà làm lụng. Nhà biên đạo múa nổi tiếng người Nauy Johanne Jakhelln Constant dàn dựng tác phẩm cùng hai trợ lý là nghệ sĩ Nguyễn Phúc Hùng, NSƯT Phan Thị Hồng Châu. Constant cũng đảm nhận phần thiết kế phục trang và hình ảnh sân khấu. Với số kinh phí nhất định, bằng sự sáng tạo riêng, êkíp thực hiện đã dựng nên bối cảnh cung điện hoàng gia, căn phòng khiêu vũ, khu … [Read more...]
Khán giả say sưa với vở múa “Chiến binh cho cái đẹp II”
Tối 20-6, khán giả Việt đã có những giây phút thưởng thức nghệ thuật trước phần trình diễn ấn tượng của nữ nghệ sĩ múa đương đại Sylvia Camarda trong vở múa mang tên "Chiến binh cho cái đẹp II" tổ chức tại Nhà hát Tuổi Trẻ, Hà Nội. Đây là đêm biểu diễn nghệ thuật thứ 2 trong chuỗi hoạt động văn hóa nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Luxembourg. Đêm diễn nhanh chóng cuốn hút khán giả ngay từ những giây phút đầu tiên bởi tiết mục mở … [Read more...]
“Hồ thiên nga” – một vở ballet, nhiều cách diễn
Nhờ bộ phim "Thiên nga đen" (Black Swan) mà công chúng hiện đang có nhu cầu xem vở ballet "Hồ thiên nga" phiên bản đầy đủ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhiều dàn dựng bị cho là chưa xứng tầm với vở ballet kinh điển này. Dưới đây là bài bình luận của Alastair Macaulay trên tờ The New York Times. Tất nhiên, chúng ta nhảy múa vì niềm vui. Nhưng, ballet vốn luôn được xây dựng trên sự phân chia rạch ròi vai trò giới tính (các nữ diễn viên ballet đứng trên mũi chân, còn các nam diễn viên … [Read more...]
Phản hồi gần nhất