Lịch sử ba lê Phần II: Thế kỷ 20 – đến nay

Đầu kỷ 20: Ballets Russes Sergei Diaghilev, được coi là một trong những nhà sản xuất ba lê vĩ đại nhất mọi thời đại, đã thành lập đoàn ba lê của riêng ong, Ballets Russes, vào năm 1909 với Michel Fokine là biên đạo múa đầu tiên. Với sự ra đời của Ballets Russes và việc Diaghilev chuyển hoạt động của đoàn ba lê sang Pháp, đến lượt mình, ba lê Nga gây ảnh hưởng ngược trở lại nước Pháp và Paris một lần nữa lại trở thành kinh đô ba lê của thế giới. Michel Fokine, trước khi đi theo Diaghilev, đã từng làm việc cho đoàn ballet tại St. Petersburg, nơi những ý tưởng cấp tiến của ông không được chấp nhận. Fokine luôn cho rằng các kỹ thuật múa có mục đích thể hiện tính cách và cảm xúc. Ông cảm thấy toàn bộ cơ thể của vũ công, chứ không chỉ có những động tác kịch câm riêng lẻ, là phương tiện thể hiện câu chuyện vào mọi khoảnh khắc trong vở diễn. Ông cũng thúc đẩy các nghệ sỹ tham gia vào vở diễn phải hoà mình và một khối hài hoà tổng thể. Với đoàn ballet của Diaghilev, Fokine có cơ hội hiện … [Read more...]

Lịch sử ba lê Phần II: Thế kỷ 18 – 19

Pháp thế kỷ 18: Ba lê phát triển thành một loại hình nghệ thuật Giữa thế kỷ 18, một loại hình kịch nghệ mới được hình thành mang tên opera-ba lê. Ở loại hình này, cả hai phần hát và múa đều được chú trọng tương đương. Đề tài của các vở ba lê chủ yếu lấy từ thần thoại Hy Lạp. Khi trở lên rất điêu luyện nhờ đạo tạo, các diễn viên ba lê Pháp bắt đầu biểu diễn trong các nhà hát kịch. Nhưng năm 1760, nhà biên đạo múa … [Read more...]

Lịch sử Ba lê Phần I: Thế kỷ 15 – 17

Ba lê là một hình thức múa biểu diễn dành cho khán giả nhà hát kịch. Trên cả múa, ba lê được coi là một loại hình nghệ thuật tao nhã, có ảnh hưởng tới rất nhiều loại hình múa của thế giới sau này. Mặc dù được cho là có khởi nguồn từ Italy thời kỳ Phục hưng thế kỷ 15-16, ba lê trở nên phổ biến tại Pháp và Nga, và gần đây nhất là tại Mỹ. Nghiên cứu từ nguyên học của cái tên "ballet" phản ánh lịch sử phát triển của bộ môn nghệ thuật này. Từ ballet sử dụng trong tiếng Anh được vay mượn từ tiếng Pháp vào khoảng thết kỷ 17. Từ tiếng Pháp này thực chất lại có nguồn gốc từ tiếng Ý balletto, từ giảm nhẹ của ballo (múa). Nhưng nguồn gốc xâu xa nhất của ballet bắt nguồn từ tiếng Latin ballare, nghĩ là "nhảy múa". Cũng giống như các hình thức múa khác, ba lê có thể kể lại một câu chuyện, thể hiện một trạng thái cảm xúc, hoặc đơn giản là phán ánh giai điệu của âm nhạc. Nhưng kỹ thuật (tức là cách thức biểu diễn) và các kỹ năng đặc biệt của một diễn viên ba lê rất khác so với kỹ năng của các … [Read more...]

Những bức ảnh về màn đồng diễn của người Triều Tiên

Màn đồng diễn nổi tiếng của Triều Tiên đã được ghi hình cận cảnh lần đầu tiên sau khi một nhiếp ảnh gia người Đức may mắn được tham dự. Màn trình diễn "lạ thường" với khoảng 100.000 người tham gia tại khu Liên hợp trình diễn quy tụ hàng chục nghìn nghệ sĩ đến từ nhiều vùng miền của Triều Tiên. Các tiết mục đòi hỏi các nhóm nghệ sĩ và người tạo nền phải phối hợp ăn khớp với nhau Nội dung và mục đích của chương trình đồng diễn này vẫn còn là ẩn số. Nhiếp ảnh gia Werner Kranwetvogel, tác giả của những bức hình "ngoạn mục" này cho rằng đây là một tiết mục được dàn dựng hoành tráng và công phu nhất thế giới. Người Triều Tiên có tỉnh kỷ luật rất cao nên trong những tiết mục đồng diễn, họ luôn đề ra những yêu cầu khắt khe với mỗi người tham gia. Các vận động viên đồng diễn vừa phải vận động liên tục, chính xác vũ đạo vừa phải toát lên sự mềm mại uyển chuyển cho tiết mục. Sự hoàn hảo của màn nghệ thuật đồng diễn này khiến người xem phải ngỡ ngàng và thán phục Để có được những bức ảnh … [Read more...]

Nghệ thuật đồng diễn xe motor

Nghệ thuật đồng diễn xe motor của những chiến sỹ cảnh sát Ý, trình diễn năm 1953, tại Roma, Italia. http://www.youtube.com/watch?v=fzyGZoFIGvs … [Read more...]

Tri thức bản địa

Khái niệm tri thức bản địa hiện đã không còn xa lạ đối với rất nhiều nhà nghiên cứu nhân học, văn hoá, dân tộc học và đặc biệt đối với các chuyên gia phát triển. Theo Ngân hàng thế giới (World Bank), một trong những thể chế kinh tế quyền lực nhất trên thế giới hiện nay thì Tri thức bản địa là tri thức địa phương, là nền tảng cơ bản cho việc thiết lập các quyết định liên quan đến địa phương trên mọi lĩnh vực của cuộc sống đương … [Read more...]

Đôi giày tập múa của NSND Thái Ly

Có một đôi giày tập múa từng được nghệ sĩ Thái Ly mang theo bên mình từ khi rời Trường Múa Bắc Kinh sau 6 năm học tập ở đây, rồi về Hà Nội công tác, lại cùng vượt Trường Sơn về Nam (1965)… Năm 1974, trong một dịp đi công tác, Hiệu trưởng Trường Múa Bắc Kinh đã xin nhà biên đạo Thái Ly đôi giày ấy để trưng bày trong phòng truyền thống của nhà trường. Vinh dự này không dễ có, bởi dõi theo bước chân của người sinh viên tốt … [Read more...]

Chuyện của Tấm và Cám

Tròn 50 năm sau thành công vang dội của vở kịch múa đầu tiên-"Tấm Cám", năm nay Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam mới dàn dựng vở kịch múa thứ hai mang tầm vóc để chào mừng 60 năm thành lập Nhà hát với tựa đề "Mệnh trời tình đất". Là thành viên chỉ đạo nghệ thuật, trong ngày khởi công vở múa, NSND Chu Thúy Quỳnh bồi hồi nhớ lại... Cánh Nhạn vẫn tung bay Từ một cô gái thổi sáo, Phùng Nhạn được biên đạo Hoàng Châu phát hiện có tài năng múa, và tên tuổi của Phùng Nhạn nổi lên như một hiện tượng trong làng nghệ thuật múa Việt Nam thời bấy giờ. Đó là chuyến phục vụ Đại hội mừng công Sư đoàn 308 ở Thái Nguyên, tháng 7-1954 qua vai diễn trong vở ca kịch "Chị Tấm anh Điền", "Chiến thắng Nghĩa Lộ", múa solo trong điệu múa "Nậm" (múa bình rượu), "Quạt Thái Tây Bắc" của biên đạo Hoàng Châu với những động tác uyển chuyển, nhẹ nhàng. Ngày ấy Phùng Nhạn ở tuổi đẹp nhất của thời con gái, 17 tuổi. Gần hai tháng phục vụ nhân dân Thủ đô bằng những chương trình, tiết mục múa ấn tượng, Phùng Nhạn được … [Read more...]

Hai nghệ sĩ từ một mái nhà

Hai thiếu niên năm ấy của Yên Bái lọt vào mắt tuyển chọn của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã khẳng định tài năng của mình theo thời gian. Họ cùng có mặt, hòa mình trong những đoàn quân xung trận, những chiến trường ác liệt nhất để chuyển tải những tác phẩm nghệ thuật thấm sâu vào lòng người qua những bài ca, điệu múa. Đó là anh em nghệ sĩ Thanh Đính-Như Bình. Hơn nửa thể kỷ hát vì hòa bình Khi chưa trở thành diễn viên chính thức của Đoàn VCNDTW, Thanh Đính đã là thành viên của đội văn nghệ thiếu nhi của xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, hát những bài: "Cùng nhau đi hồng binh", "Diệt phát xít", "Lên đàng"… trong buổi mít tinh tại chùa Linh Thông chào mừng lễ ra mắt Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời đầu tiên của xã ngày 2-7-1945. Cũng trong thời kỳ này, Thanh Đính làm liên lạc ở Đại đội 204 Bình Quang; sau được chọn và học tập, rèn luyện dưới sự hướng dẫn của những người thầy nghệ thuật của Đoàn VCNDTW, tài năng của Thanh Đính được phát huy qua những lần biểu diễn ở Nhà hát Lớn … [Read more...]

Những ngôi sao sáng của âm nhạc Việt Nam

Người thầy đầu tiênNhớ về những người thầy của mình, NSƯT Như Bình bảo rằng, ông luôn biết ơn Viện sĩ, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Ngày đó, khi Như Bình đang còn say sưa bên những bài giảng của thầy cô ở trường cấp 2 Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, thì nhóm nghệ sĩ Đoàn văn công nhân dân Trung ương (VCNDTW) mà nhạc sĩ Lưu Hữu Phước làm trưởng đoàn đến trường tuyển chọn diễn viên. Từ gần trăm học sinh của trường, nhạc sĩ Lưu Hữu … [Read more...]