Đồng quê trong ngôn ngữ múa

Xem Sương sớm, khán giả như được sống lại thời thơ ấu, được nhìn, nghe, ngửi và cảm nhận được sự chuyển động của thôn quê khi sớm mai. Để thêm yêu và thêm nhớ mảnh đất nơi mình đã sinh ra. Mới đầu, Tấn Lộc có lẽ cũng không nghĩ vở diễn của mình lại thu hút khán giả đến vậy... Hai đêm diễn chật kín khán giả dù vở diễn đã từng được công diễn trước đây cho thấy được sức hút và sự thành công của nó. Sở dĩ Sương sớm thành công đến vậy có lẽ không chỉ nhờ ở tài năng của các nghệ sĩ mà còn ở "tinh thần" mà nó mang lại. "Coi Sương sớm bỗng nhớ về quê nhà, nhất là những tiếng chuông chùa thảnh thót, mùi sả thơm ngào ngạt và tiếng chổi quét soàn soạt rất thân thương". Một khán giả trung niên nhớ lại. Vở diễn là một câu chuyện kể về một buổi sáng trong sương sớm của người nông dân, với những công việc thường ngày quen thuộc như ra đồng làm lúa, xay gạo, chuẩn bị phiên chợ sớm… Nét độc đáo của vở múa đó chính là việc thể hiện hình ảnh người nông dân Việt Nam cần cù chăm chỉ, làm việc … [Read more...]

Hai nghệ sĩ từ một mái nhà

Hai thiếu niên năm ấy của Yên Bái lọt vào mắt tuyển chọn của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã khẳng định tài năng của mình theo thời gian. Họ cùng có mặt, hòa mình trong những đoàn quân xung trận, những chiến trường ác liệt nhất để chuyển tải những tác phẩm nghệ thuật thấm sâu vào lòng người qua những bài ca, điệu múa. Đó là anh em nghệ sĩ Thanh Đính-Như Bình. Hơn nửa thể kỷ hát vì hòa bình Khi chưa trở thành diễn viên chính thức của Đoàn VCNDTW, Thanh Đính đã là thành viên của đội văn nghệ thiếu nhi của xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, hát những bài: "Cùng nhau đi hồng binh", "Diệt phát xít", "Lên đàng"… trong buổi mít tinh tại chùa Linh Thông chào mừng lễ ra mắt Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời đầu tiên của xã ngày 2-7-1945. Cũng trong thời kỳ này, Thanh Đính làm liên lạc ở Đại đội 204 Bình Quang; sau được chọn và học tập, rèn luyện dưới sự hướng dẫn của những người thầy nghệ thuật của Đoàn VCNDTW, tài năng của Thanh Đính được phát huy qua những lần biểu diễn ở Nhà hát Lớn … [Read more...]

Trường Cao đẳng Múa Việt Nam xứng đáng trở thành mái trường đại học trong nay mai

Là đơn vị đào tạo lớn nhất về múa ở nước ta hiện nay, trường Cao đẳng Múa Việt Nam đã và đang tiếp tục cung cấp cho nền nghệ thuật múa Việt Nam những tài năng mới. Quan sát những bài múa của học sinh các khoá K32/7, K33/6, K24/4 và K26 Hà Giang… trong buổi thi tốt nghiệp trung cấp diễn viên múa diễn ra từ ngày 6 đến ngày 9/6/2011; thông qua những đánh giá cao của các chuyên gia đầu ngành và sự hài lòng của đội ngũ giảng viên đã dày công giảng dạy, tin chắc rằng trường Cao đẳng Múa Việt Nam sẽ có những bước tiến dài trong sự nghiệp đào tạo. Qua 50 năm phát triển Được thành lập từ năm 1959 với tên gọi ban đầu là Trường Trung cấp Múa Việt Nam, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển nghệ thuật múa ở Việt Nam. Ngay từ khi mới thành lập, trường là nơi quy tụ nhiều giáo viên có kinh nghiệm chuyên môn và uy tín trong ngành múa như: Lệ Cung, Ngân Quý, Hồng Quỳ, Hoàng Túc… cùng một số giáo viên tốt nghiệp Trường múa Bắc Kinh. Ngoài ra, trường còn mời các chuyên gia về … [Read more...]