Suy nghĩ về vở kịch “Mối tình thành cổ” – Bertrand D’at

Hôm 24/11 tôi có đi xem vở ballet đương đại Mối tình thành cổ do Bertrand D’at (Pháp) làm biên đạo múa. Một vở múa gọn ghẽ, khúc triết và dễ ăn. Xem xong, cảm xúc lẫn lộn. Bằng phương pháp của người phương Tây, câu chuyện tình Mỵ Châu- Trọng Thủy trở nên ngắn gọn và dễ hiểu trong 10 cảnh bảo gồm:

Sân khấu được chia làm 2, với khoảng trắng phía trước và phần diễn đằng sau cách nhau bởi tấm màn trong. Tấm màn này tạo hiệu ứng layer mờ và cũng làm màn chiếu một số hiệu ứng hình ảnh hỗ trợ nội dung:

5-n

1. Bối cảnh thời hiện đại:

Không gian náo nhiệt của phiên chợ sáng sớm, các gánh hàng rong, đoàn người tấp nập, một chàng trai trẻ lang thang, chờ đợi, rồi ngủ quên và rơi vào giấc mơ đi ngược lại hơn 1.100 năm trước.

2. Giấc mơ

Thân Kim Quy trao nỏ thần cho An Dương Vương. Tôi tôn trọng cách xử lý của Bertrand khi nhân đôi hình ảnh Dương Vương – Kim Quy với trang phục giống nhau (mình trần, vạt khố). Thần Kim Quy bước ra từ lớp mai rùa cách điệu ở trên cao và sâu nhất của sân khấu.

3. Trướng Triệu Đà (nước khác)

Tướng Tàu bàn kế xâm thành Cổ Loa. Trang phục giáp đen, tương có vạt váy tím. động tác mạnh và hung hãn. Trọng Thủy xuất hiện.

4. Chiến tranh và Hòa Bình

Phân cảnh múa tập thể thao diễn võ thuật, bảo vệ đất nước, hình ảnh nỏ thần được sử dụng thủ thành Cổ Loa, nhưng không rõ nét.

Hòa bình, cuộc sống lại tấp nập, ẩn sau trong đó có sự tranh giành. Hai bên cống nạp cho nhau. Trọng Thủy ra mắt An Dương Vương cầu thân. Trọng Thủy đối mặt Mỵ Châu.

5. Lễ cưới

Vũ điệu vui nhộn, náo nức, nhưng ẩn chứa những mưu toan từ cả 2 phía.

6. Giấc mơ của Trọng Thủy

Vui vẻ cùng đời sống giả dị của người dân Âu Lạc và tình yêu Mỵ Châu, sự réo gọi nghĩa vụ từ đất nước khiến TRọng Thủy rơi vào mâu thuẫn nội tâm. Hình ảnh de dọa của tướng nhà Triệu xuất hiện ngay trong phòng riêng của 2 vợ chồng. Dăn vặt, Trọng Thủy dùng mưu để lôi kéo Mỵ Châu tiết lộ chỗ để nỏ thần.

Ngay sau đó là trường đoạn Trọng Thủy đấu tranh nội tâm để ăn cắp lẫy bật nỏ Thần tiên Liên Châu.

7. Sự chủ quan

Quân Triệu Đà kéo đến, An Dương Vương tin tưởng vào nỏ thần, kiêu hùng. Nỏ thần không có tác dụng. Chạy trốn về phía biển Diễn Châu, Nghệ An.

Kim Quy xuất hiện, chỉ ra kẻ phản bội là Mỵ Châu. An Dương Vương giết con rồi cùng Kim Quy chạy trốn.

Trọng Thủy đau khổ bên xác vợ. Gục xuống

7. Bối hiện đại

Trọng Thủy hóa thân vào chàng trai thời hiện đại. Một cô gái vội vã đi tìm người yêu. 2 người gặp nhau.

– Chất lượng của vở kịch chỉn chu, không đặc biệt khó về kỹ thuật nên được các diễn viên vào vai rất tốt.

– Trang phục làm khá, thiết kế bởi nhà may La Hằng và tôi tin rằng La Hằng có tham khảo từ cán bộ khoa Thiết kế trang phục của Trường Sân Khấu Điện Ảnh.

– Chuyển cảnh mềm mại. Không nhiều kịch tính nhưng rõ ràng, dê hiểu, đặc biết đối với người không biết câu chuyện Mỵ Châu- Trọng Thủy.

– Bertrand D’at sử dụng thông mình hình ảnh Kim Quy không nhiều chất liệu thần thánh ngoài việc một con người giống An Dương Vương xuất hiện từ mai rùa cách điệu. Sau đó 2 nhân vật này hòa làm một. Đây là cách tư duy của người phương Tây đặc biệt sử dụng Phân tâm học để thể hiện một nhân cách khác (Cái siêu tôi, Thần thánh) của An Dương Vương.

Điều đáng suy nghĩ nhất ở vở múa này là nó được một người nước ngoài làm chứ không phải là người Việt Nam làm. Vì sao?

– Do chúng ta thiếu một biên đạo múa tốt? Tôi không trả lời được vì mù tịt về trình độ biên đạo múa của Việt Nam.

– Do chúng ta thiếu một cốt truyện tôt? Sai. Kịch bản và Sân khấu vở Mỵ Châu – Trọng Thủy đã được thực hiện cách đây 6 năm tại lớp Thiết kế Trang phục trường SKĐA. Tôi đã gặp trực tiếp người thiết kế trang phục cho vở này và nó đã được triển khai ở mức ý tưởng và mô hình tốt.

Như vậy, nếu hội đủ yếu tố, mở Mỵ Châu Trọng Thủy có thể triển khai thành vở đại kịch đẹp – hoành tráng về thời kỳ đầu của dân tộc Việt. Trong đó, có thể đề cập đến những vấn đề, nhân vật lịch sử hay, kịch tính như:

– Câu chuyện thành Cổ Loa, cách bố trí phòng thủ thông minh của người Âu Lạc.

– Cao Lỗ, người thiết kế thành Cổ Loa và nỏ Liên Châu và cũng là đại tướng Âu Lạc mưu lược nhất thời đó. Nhờ năm được kết cấu hình trôn ốc vàmỗi Thần tiễn có thể bắn hàng chục tên mũi đồng 3 cạnh nên Cổ Loa có được phương thức phòng thủ 360 độ bất khả xâm phạm.

– Vai trò gián điệp thâm độc của Trọng Thủy, khi ăn cắp công nghệ làm nỏ và thiết kế mai phục trong thành Cổ Loa.

– Sự ngây thơ và ngu ngốc của Mỵ Châu.

– Mưu lược của Triệu Đà, một nhân vật có thân thế lịch sử khá đặc biệt khi cả sử Hán và sử Việt đều không khẳng định vị trí của Triệu Đà thuộc bên nào.

– An Dương Vương, một trường tộc hùng mạnh nhưng quá đơn giản trong bước đi chính trị của mình.

Tôi đặc biệt thích nhân vật Cao Lỗ vì ông có đầy đủ tố chất và tính bi kịch của vị anh hùng. Tài năng, mưu lược và cô độc. Trong các note tiếp theo, tôi sẽ cố gắng đi sâu hơn vào các nhân vật này bằng các dữ liệu lịch sử và cả bằng thủ pháp mô phỏng điện ảnh để phần nào chúng ta có được một câu truyện bi tráng của dân tộc Việt thời đó.

Và tôi xin nhắc lại, bạn có thể xem phim dã sử Tàu, đọc truyện chưởng Tàu nhưng nên nhớ, ở mỗi thời đại, người Việt đều sinh ra những anh hùng đủ sức đạp đổ cái thói nô văn, hủ bại, tráo trở của lớp Hán gian, chặn đứng cái huênh hoàng, bành trướng của Hoa hạ.

Hiểu biết sử Việt Nam là cốt lõi của tình yêu nước và làm màu mỡ mảnh đất sinh ra những anh hùng sau này.

Rất mong các bạn đóng góp ý kiến ạ.

Tác giả: Tiesuc

[wps_sphinx_related_posts format="title-image-content" words="100" head="Các thông tin khác" class="next-posts" quantity="5" read_more="Chi tiết"]

Speak Your Mind

*