Xem Mối tình thành cổ

250USD có thể ngồi chễm chệ ở ghế VIP một nhà hát opera danh giá bậc nhất. 5 triệu đủ mua vé khứ hồi ra Hà Nội, ít tiền di chuyển, mua cái vé hạng 1 (500.000) ngồi xem ballet Việt Nam. So sánh là khập khiễng, khi chất lượng mọi mặt của 250USD kia vượt xa. Chỉ là cái tình của người yêu ballet thì như nhau.

Hôm nay quyết định đi Hà Nội, dự định làm một chuyến đi dài ngày, lang thang những địa danh lịch sử yêu thích, săn ảnh… Một chuyến đi ít dự định và mang tính mở. Nhưng điều “phải làm” là xem “Mối tình thành cổ”. Vì thèm ballet, và vì muốn được xem “hoàng tử ballet” trước khi hoàng tử… chớm già!

Tính ra mình cũng “may mắn”, 2 lần xem Trọng Thủy – Mỵ Châu trên sân khấu ballet (Ngọc trai đỏ của HSBO và vở này). Đều bắt đầu bằng sự háo hức, mong chờ, diễn biến trong một chuỗi cảm giác hài lòng – thất vọng – tiếc nuối đan xen và kết thúc bằng sự khó chịu. Xem “Ngọc trai đỏ”, tiếc cho một vở ballet âm nhạc hay, nhưng sự thiếu chuyên nghiệp và thiếu rèn nghề (mà nghệ sĩ cũng chỉ là ‘nạn nhân”) đã làm vở diễn vụn.

Xem “Mối tình thành cổ”, thú vị vì sự dàn dựng rất mới mẻ làn vải mỏng buông rủ sân khấu suốt chương trình, vừa là màn hình chiếu để tạo hiệu ứng sân khấu cho vở diễn vừa giúp tạo hiệu ứng “mơ màng”, thiết kế sân khấu đẹp và tao nhã…, phong cách dàn dựng “rất Tây”, các nghệ sĩ diễn rất tốt (nếu so với dàn “Ngọc trai đỏ”).

Đặc biệt là Cao Chí Thành, xứng đáng là “hoàng tử ballet” của Việt Nam, xứng đáng với những giải thưởng anh đã đạt. Thành múa vai An Dương Vương, thể hình đẹp, mạnh mẽ, cái tính và rất “tinh”. Có điều xem mà lại chanh lòng. Sẽ còn bao nhiêu Cao Chí Thành nữa, cho đến khi ballet Việt Nam được sự đầu tư và quan tâm đúng mức? Tuổi của Thành đã là tuổi ‘về hưu’ cho một nghệ sĩ múa, nhưng những năm qua, liệu anh có bao nhiêu cơ hội để bay nhảy trên những ngón chân kì diệu đó?

Và bao giờ… khán giả dòng nghệ thuật hàn lâm mới xứng đáng ngồi trong khán phòng này? Cười nói xôn xao như đi chợ huyện… Chụp hình vô tư flash (điều tối kị với sân khấu ballet). Nói điện thoại như ở bến xe. Đứng ngồi đi ra đi vô tùy thích. Trẻ con lạo nhạo, người lớn rì rầm rôm rả…. Rất nhiều khán giả Việt Nam (rất tiếc phải nói vậy) không hiểu ngôn ngữ ballet và quy chuẩn sân khấu. Vậy đi xem để làm gì? Bực mình kinh khủng. Ra về, đến đón xe taxi mà cũng phát điên lên được. Không tưởng tượng được là một nơi lẽ ra phải lịch sự thì người ta tranh nhau nhảy xuống lòng đường, chặn taxi trước khi xe cặp vào lề đường. Cứ như vậy, lát phát hiện ra mình trở thành người cuối cùng đứng trước Nhà hát Lớn dù là người ra khá sớm (??!).

Formal dress lẽ ra là bắt buộc đối với ballet, nhưng ở đây không như vậy. Nhưng chả sao, sự trang trọng này ta dành cho những người trên kia. Cho… hoàng tử!

[wps_sphinx_related_posts format="title-image-content" words="100" head="Các thông tin khác" class="next-posts" quantity="5" read_more="Chi tiết"]

Speak Your Mind

*