Biên đạo múa Ngọc Anh: Phải một lần vượt đỉnh núi

Tài năng, đam mê và tâm huyết- Bắt đầu với vai trò của một diễn viên múa, đạt được thành công với giải thưởng "Nam diễn viên múa xuất sắc nhất Vương quốc Anh", rồi lại chọn con đường trở thành biên đạo múa. Vì đó là ước mơ, hay vì "khi người ta không làm diễn viên múa nữa, thì chỉ có thể làm biên đạo múa"? Sáng tác đến với tôi rất sớm và cũng rất tự nhiên. Tôi nhớ khi tôi học năm thứ 5 ở trường Múa Việt … [Read more...]

Đông Tây hội ngộ trong Ta đã ở đó

Sau những show múa gây được nhiều tiếng vang của vũ đoàn Arabesque, hai biên đạo/diễn viên Việt Nam là Ngọc Anh và Thuỳ Chi đã tiếp tục làm phong phú hơn đời sống của nghệ thuật múa đương đại Việt Nam khi cùng nhau tổ chức chương trình Ta đã ở đó. Sau 15 năm theo học và làm việc tại hai nền văn hoá khác nhau là Anh và Trung Quốc, hai nghệ sĩ múa trẻ tuổi đã trở về… Ngọc Anh và Thuỳ Chi gặp nhau lần đầu trong vở múa đương đại Mộc của Arabesque. Trong chương trình này, Thuỳ Chi là một trong những diễn viên múa chính, còn Ngọc Anh là một trong ba biên đạo. Hai tác phẩm Dấu chân và Cố hương của Ngọc Anh trong Mộc tạo dấu ấn về cảm xúc của một thanh niên giữa lằn ranh quê hương và cánh cửa mở ra thế giới đã nhiều lần được mời dàn dựng lại, biểu diễn và tham gia các festival múa tại nhiều nước. Tốt nghiệp trường cao đẳng Múa Việt Nam, nhận được học bổng tại học viện Nghệ thuật biểu diễn Hong Kong, sau đó Ngọc Anh trở thành biên đạo múa được mời hợp tác thường xuyên với hội Liên … [Read more...]

Liên hoan múa châu Âu gặp châu Á 2013

"Liên hoan múa đương đại châu Âu gặp Việt Nam" là một sáng kiến của EUNIC - mạng lưới các Viện văn hóa và Đại sứ quán châu Âu ở Hà Nội - trong khuôn khổ hợp tác với Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam. Liên hoan được tổ chức lần đầu vào năm 2011. Do có sự tham gia của các nước Nhật Bản, Israel nên liên hoan lần thứ ba được đổi tên thành "Liên hoan múa châu Âu gặp châu Á". Chương trình năm nay do Viện Goethe tại Việt Nam chịu trách nhiệm điều phối. 5 quốc gia - Bỉ (Wallonie-Bruxelles), Pháp, Anh, Israel và Nhật Bản - sẽ cử đến những đoàn múa danh tiếng cùng biểu diễn những vở múa đặc sắc. Bên cạnh đó, liên hoan cũng có sự tham gia của hai sản phẩm hợp tác Đức - Việt và Pháp - Việt. Trong hai năm trước, các đoàn, nghệ sĩ của Phái đoàn Wallonie-Bruxelles luôn tạo được ấn tượng tốt đẹp, và để tiếp nối ấn tượng đó, đoàn múa Compagnie d'ici P. sẽ đem đến tiết mục múa solo "Luống cày" của biên đạo múa Fré Werbrouck do nghệ sĩ Sara Sampelayo Fernandez trình diễn. Vở múa này độc đáo bởi ngôn … [Read more...]

Tạ Thùy Chi lần đầu làm liveshow múa

Tạ Thùy Chi và nghệ sĩ múa Ngọc Anh đang tất bật trên sàn tập để chuẩn bị cho hai đêm diễn được đầu tư công phu tại Nhà hát TP HCM vào tối 25-26/10. Tên chương trình là "Ta đã ở đó". Trong suốt 15 năm, Tạ Thùy Chi được biết đến như một trong những diễn viên múa xuất sắc của thế hệ nghệ sĩ múa trẻ trong nước. Sau khi tốt nghiệp ngành biên đạo múa khóa bốn năm hệ đại học tại Trung Quốc vào tháng 7, đây là lần đầu tiên cô thực hiện đêm diễn riêng. Người đẹp giữ hai vai trò, vừa là biên đạo vừa là diễn viên cho đêm nghệ thuật do chính cô cùng Ngọc Anh lên kế hoạch dàn dựng. Nhạc sĩ Quốc Trung sáng tác âm nhạc cho hai tiết mục "Không giới hạn" do Ngọc Anh biên đạo (Tố Như, Chúc Quỳnh, Ngọc Khải, Ngọc Anh biểu diễn) và bài múa "Chúng ta đã ở đó" (do Ngọc Anh - Thùy Chi biên đạo và biểu diễn). Đêm "Ta đã ở đó" đánh dấu sự hợp tác lần thứ hai giữa Ngọc Anh và Thùy Chi. Ngọc Anh du học ở châu Âu còn Thùy Chi học ở Trung Quốc. Dù tiếp thu kiến thức về lĩnh vực múa ở hai nền văn hóa … [Read more...]

Đêm biểu diễn Ballet đương đại

Đừng bỏ lỡ đêm diễn Ballet đương đại được dàn dựng công phu bởi 2 nghệ sĩ Cao Đức Toàn và Hà Thái Sơn. Đêm diễn sẽ tái hiện đầy đủ tác phẩm "Mùa xuân thiêng liêng" và tổ khúc bao gồm 6 bài hát của Nina Simone dưới bàn tay dàn dựng của Marisa Hayes, thể hiện Cao Chí Thành cùng khách mời là vũ công solo người Mỹ Cassidy Isaacson. Cassidy Isaacson là vũ công thuộc vũ đoàn Grand Rapids Ballet (Michigan, Mỹ) chỉ đạo nghệ thuật Patricia Barker. Cô đã gắn bó với bộ môn này 14 năm trên quê hương Redmond, bang Washington. Cassidy đã từng độc diễn cũng như diễn đôi trong các vở The Nutcracker, Swan Lake, Sleeping Beauty, Le Corsaire, Company B, The Envelope, Con Amore cũng như Rachael Riley's Dreams, trong Olivier Wevers' The Sofa và Four Little Swans- phiên bản đương đại của Swan Lake do Mario Radacovsky sáng tác. Đây là lần thứ hai Cassidy biểu diễn tổ khúc của Nina Simone sau buổi diễn đầu tiên tại Paris mùa hè năm 2012. Marisa C. Hayes từng giành giải thưởng biên đạo múa kiêm nhà … [Read more...]

Kịch múa Việt Nam: Bao giờ cho đến ngày xưa…

Cuối năm 2012, kịch múa "Sương Sớm - The Mist" - sản phẩm kết hợp của nhiều biên đạo múa trong và ngoài nước "trình làng" đã tạo được tiếng vang trong lòng công chúng yêu nghệ thuật. Sự kết hợp giữa múa đương đại và dân gian truyền thống đã mang đến những cảm xúc thẩm mỹ mới cho người xem. Kịch múa đã trở nên gần gũi hơn, dễ hiểu hơn. Và có lẽ, đã lâu lắm rồi, nền nghệ thuật múa Việt Nam mới có được một kịch múa để lại nhiều ấn tượng như thế... 1. Kịch múa được coi là hình thức múa đỉnh cao nhất trong các hình thức biểu hiện của nghệ thuật múa. Một nền nghệ thuật múa tiên tiến không thể vắng bóng những vở kịch múa trên sân khấu chuyên nghiệp. Kịch múa Việt Nam đã có một thời "hoàng kim" với nhiều tác phẩm đỉnh cao như "Ngọn lửa Nghệ Tĩnh", "Tấm Cám", "Huyền thoại mẹ", "Chị Sứ", "Cánh chim biên giới"... Đây là những tác phẩm được xếp vào cụm các tác phẩm xét Giải thưởng Nhà nước. Điều đáng nói là những tác phẩm trên ra đời khi nền nghệ thuật múa Việt Nam mới ở những nấc thang đầu … [Read more...]

Xem “Múa đương đại” với Phúc Hùng – Phúc Hải

20h, ngày 19/04/2013 tại Nhà hát Thành phố, Số 7, Công Trường Lam Sơn, Quận 1 diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Múa đương đại" với Phúc Hùng - Phúc Hải, biên đạo và dàn dựng. Biên đạo múa Nguyễn Phúc Hùng: - Tốt nghiệp loại Giỏi Trường Cao đẳng Múa Việt Nam và về công tác tại Đoàn Ca Múa nhạc Tổng cục Chính trị. - Từ năm 1998, công tác và là diễn viên múa chính của Đoàn Vũ Kịch, Nhà Hát Giao Hưởng và Vũ Kịch TP. Hồ … [Read more...]

Hoa muôn sắc: lắng đọng trong từng điệu múa

Tối 23-11, hơn 200 nghệ sĩ múa đến từ 12 đoàn nghệ thuật trung ương và địa phương thuộc khu vực phía Bắc đã có màn trình diễn ấn tượng trước hàng trăm khán giả có mặt tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội). Từng động tác múa uyển chuyển thể hiện hình khối cơ thể với những câu chuyện xúc động, gắn liền với cuộc sống đời thường như tác phẩm Hoàn lương (biên đạo: Tuyết Minh, biểu diễn: Đoàn nghệ thuật Công an nhân dân) hay như câu chuyện tình yêu đôi lứa với tất cả sự trong sáng, hồn nhiên qua tác phẩm Đêm trăng bên cối gạo mới (biên đạo: Phan Duy Hưng, biểu diễn: Đoàn văn công Quân khu 2)… đã tạo được sức hút mạnh mẽ với người xem. Phòng biểu diễn có sức chứa hơn 700 người của Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ đã không còn một chỗ trống, trong không gian lắng đọng, yên tĩnh thi thoảng lại vang lên những tràng pháo tay không ngớt từ khán giả mỗi khi kết thúc một tác phẩm múa đã cho thấy sự thành công của đêm biểu diễn nghệ thuậtHoa muôn sắc. Đặc biệt, … [Read more...]

Nghệ sĩ múa Nguyễn Ngọc Anh: Thực ra, ai cũng múa mỗi ngày…

Rời Việt Nam từ năm 1998 sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Múa Việt Nam, Nguyễn Ngọc Anh học tập và làm việc tại nước ngoài cho nhiều công ty múa nổi tiếng thế giới, tham gia không ít chương trình, dự án lớn. Dẫu luôn muốn đứng trên sân khấu quê hương nhưng mãi đến năm 2010, "Mộc" là chương trình đầu tiên Ngọc Anh tham gia với tư cách biên đạo - diễn viên. Kế đến là "Minus" (2011) và tái diễn "Mộc" (2012). Dẫu số lần xuất hiện còn rất ít ỏi nhưng người làm nghề và khán giả yêu múa đã quen thuộc và trông đợi tác phẩm mới của anh. Bạn chỉ cần mở rộng lòng mình, Đón nhận những chia sẻ mà biên đạo - diễn viên mang đến, và cảm nhận theo tính cách, kinh nghiệm sống... - Múa có vẻ là một khái niệm hơi xa vời với đại đa số? - Múa có mặt ở khắp mọi nơi, thực ra, ai cũng múa mỗi ngày nhưng một cách vô thức thôi. Ví dụ, bạn hắt xì hơi, gãi đầu suy nghĩ, bước đi - những hành động đơn giản này nếu được lặp lại nhiều lần với nhịp điệu nhanh - chậm khác nhau, chỉnh độ dài - rộng, … [Read more...]

Lịch sử ba lê Phần II: Thế kỷ 20 – đến nay

Đầu kỷ 20: Ballets Russes Sergei Diaghilev, được coi là một trong những nhà sản xuất ba lê vĩ đại nhất mọi thời đại, đã thành lập đoàn ba lê của riêng ong, Ballets Russes, vào năm 1909 với Michel Fokine là biên đạo múa đầu tiên. Với sự ra đời của Ballets Russes và việc Diaghilev chuyển hoạt động của đoàn ba lê sang Pháp, đến lượt mình, ba lê Nga gây ảnh hưởng ngược trở lại nước Pháp và Paris một lần nữa lại trở thành kinh đô ba lê của thế giới. Michel Fokine, trước khi đi theo Diaghilev, đã từng làm việc cho đoàn ballet tại St. Petersburg, nơi những ý tưởng cấp tiến của ông không được chấp nhận. Fokine luôn cho rằng các kỹ thuật múa có mục đích thể hiện tính cách và cảm xúc. Ông cảm thấy toàn bộ cơ thể của vũ công, chứ không chỉ có những động tác kịch câm riêng lẻ, là phương tiện thể hiện câu chuyện vào mọi khoảnh khắc trong vở diễn. Ông cũng thúc đẩy các nghệ sỹ tham gia vào vở diễn phải hoà mình và một khối hài hoà tổng thể. Với đoàn ballet của Diaghilev, Fokine có cơ hội hiện … [Read more...]