NSND Chu Thuý Quỳnh – Ngôi sao múa đến từ phương Đông

Những năm 60 của thế kỷ trước, người ta nói đi xem Đoàn ca múa Trung ương diễn là đi xem Thuý Quỳnh diễn. Điều đó đủ biết sự ái mộ mà công chúng dành cho solist của Đoàn ca múa Trung ương lớn đến mức nào. Vào đoàn từ năm 14 tuổi, Chu Thuý Quỳnh vẫn còn là cô bé đang tuổi ăn tuổi chơi, còn chưa biết gì đến khái niệm yêu nghề, say nghề. Lúc ấy, nghệ sỹ múa Nguyễn Mạnh Hùng nói với các nghệ sỹ trong đoàn: "Con bé Quỳnh mải chơi lắm, giờ học thì nó ngủ gật, hết giờ thì đi đánh chuyền, đánh đáo chẳng tập luyện gì. Thôi cho nó về". Nhưng may mắn có người bác đi: "Nó ham chơi nhưng được cái nhanh nhạy, dạy gì nó cũng nhớ, động tác nào nó cũng làm được. Chờ nó lớn nó sẽ có ý thức". Quả thực, cả đoàn không phải chờ quá lâu, chỉ 2 năm sau, Chu Thuý Quỳnh đã bật lên thành một ngôi sao sáng trong đoàn, được đứng trong đội múa chính thức diễn giao lưu với đoàn Triều Tiên với sự tham dự của các lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt những năm tháng sau này, … [Read more...]

Chuyện của Tấm và Cám

Tròn 50 năm sau thành công vang dội của vở kịch múa đầu tiên-"Tấm Cám", năm nay Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam mới dàn dựng vở kịch múa thứ hai mang tầm vóc để chào mừng 60 năm thành lập Nhà hát với tựa đề "Mệnh trời tình đất". Là thành viên chỉ đạo nghệ thuật, trong ngày khởi công vở múa, NSND Chu Thúy Quỳnh bồi hồi nhớ lại... Cánh Nhạn vẫn tung bay Từ một cô gái thổi sáo, Phùng Nhạn được biên đạo Hoàng Châu phát hiện có tài năng múa, và tên tuổi của Phùng Nhạn nổi lên như một hiện tượng trong làng nghệ thuật múa Việt Nam thời bấy giờ. Đó là chuyến phục vụ Đại hội mừng công Sư đoàn 308 ở Thái Nguyên, tháng 7-1954 qua vai diễn trong vở ca kịch "Chị Tấm anh Điền", "Chiến thắng Nghĩa Lộ", múa solo trong điệu múa "Nậm" (múa bình rượu), "Quạt Thái Tây Bắc" của biên đạo Hoàng Châu với những động tác uyển chuyển, nhẹ nhàng. Ngày ấy Phùng Nhạn ở tuổi đẹp nhất của thời con gái, 17 tuổi. Gần hai tháng phục vụ nhân dân Thủ đô bằng những chương trình, tiết mục múa ấn tượng, Phùng Nhạn được … [Read more...]

Nhớ một thời “tiếng hát át tiếng bom”

Cách đây 60 năm, ngày 14-11-1951, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp cách mạng đầu tiên của Việt Nam mang tên: Đoàn văn công Nhân dân Trung ương, tiền thân của Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam được Bác Hồ và Trung ương Đảng chỉ đạo thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Từ nôi nghệ thuật này, các thế hệ nghệ sĩ đã nối tiếp nhau lên đường, bằng trái tim, tài năng và khối óc của mình, họ đã làm nên những chiến công xuất sắc trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật với những cái tên như: Nguyễn Xuân Khoát, Thế Lữ, Lưu Hữu Phước, Học Phi, Đặng Đình Hưng, Thái Ly, Nguyễn Văn Thương, Đào Mộng Long; rồi Quốc Hương, Ngọc Dậu, Trần Hiếu, Thanh Đính, Tân Nhân, Chu Thúy Quỳnh, Tiến Định, Mạnh Hùng; rồi tiếp đến Nguyệt Nga, Quang Thọ, Thu Hiền, Trung Đức… Trùng trùng điệp điệp những tài năng phát lộ trong cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc. Bài 1: Trưởng thành trong gian khó Trong đoàn các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam trở về nơi thành lập ở bến Canh Nông, Nông Tiến, tỉnh Tuyên … [Read more...]

NSND Lê Ngọc Canh: “Công sức của tôi chỉ đứng… thứ ba trong vinh dự này”

Hẹn gặp NSND Lê Ngọc Canh đúng vào ngày ông có lịch tiêm ở Bệnh viện Việt - Xô và chuẩn bị hành lý cho chuyến công tác dài ngày ở tận miền Nam. Nhìn lịch làm việc dày đặc, nghe câu chuyện hồn nhiên, nhẹ nhõm của ông, thật khó để người viết bài tin rằng người nghệ sĩ, nhà sưu tầm-nghiên cứu múa dân tộc đang ngồi trước mặt đã ở vào độ tuổi 80. Người ta gọi tôi là "chuyên gia đánh bắt xa bờ"Thưa, trên đường đến … [Read more...]