3,5 tấn thóc trong tác phẩm múa “Songs of the Wanderers”

Năm 1994, tác phẩm múa Songs of the Wanderers - ( Tạm dịch: Ca khúc của người lang thang), do Lin Hwai-min (Lâm Hoài Dân) biên đạo đã mở đầu cho "thời kỳ tinh thần phương Đông" của Đoàn múa đương đại nổi tiếng của Đài Loan - Vân Môn ( Cloud Gate Dance Theatre) . Khi biểu diễn câu chuyện Ấn Độ do nhà văn Đức viết, trên sân khấu số thóc Đài Loan nặng 3 tấn rưỡi là thiết kế sân khấu duy nhất, đó là một buổi biểu diễn về thóc, diễn viên đi lại giữa thóc vàng. Không cần nghi ngờ, hình ảnh thóc vàng nặng 3 tấn rưỡi trên sân khấu là cảnh khiến khán giả cảm động nhất. Nhưng ngoài làm đạo cụ trên sân khấu ra, số thóc vàng này lại khiến đoàn múa phải rất bận tâm. Để lúa thóc phát huy tác dụng đúng như thiết kế, Đoàn múa Vân Môn có nhiều việc phải bận tâm, phải xử lý tốt. Trước tiên, phải chọn loại thóc tròn mẩy, nếu không, sẽ làm tổn thương đến diễn viên. Thứ 2, thóc … [Read more...]

Những tín hiệu vui từ làng múa Việt Nam 2013

Làng múa có lẽ vẫn là "ngôi làng" trầm lắng nhất trong "thánh đường" nghệ thuật ở Việt Nam. Người ta nói đến múa, biết đến múa chủ yếu thông qua múa minh họa mà thời gian gần đây, múa minh họa đôi khi bị coi là "thảm họa". Tuy nhiên, trong năm 2013 đã có tín hiệu vui từ làng múa, dù còn lẻ loi và chưa sáng rõ... Khẳng định "thương hiệu" của đội ngũ biên đạo trẻ Đã lâu lắm rồi, kể từ khi diễn ra cuộc thi tác phẩm múa ít người không mấy thành công vào năm 2008, đến năm 2013, Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam mới có được một cuộc thi "ra ngô, ra khoai" như thế. Còn nhớ, khi diễn ra cuộc thi tác phẩm múa ít người năm 2008, có những bài báo đã giật "tít" khá kêu, kiểu như "Ít người nhưng nhiều chuyện" để "nhặt sạn" trong cuộc thi. Cuộc thi Tài năng biên đạo múa trẻ 2013 được tổ chức tại hai khu vực, phía Nam tại Tp HCM và phía Bắc tại Tp Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 61 tác giả trẻ với 67 tác phẩm dự thi cho thấy sự hùng hậu của đội ngũ biên đạo trẻ - những người thuộc thế hệ 8X, thậm chí … [Read more...]

Thực tiễn và sáng tạo tác phẩm múa

Nghệ thuật múa cách mạng Việt Nam, đã đạt nhiều thành tựu theo dòng chảy của lịch sử cách mạng, đáng khích lệ và tự hào. Những thành tựu ấy được tạo nên bởi nhiều thế hệ nghệ sĩ múa đầy tâm huyết với nghề, với con đường sự nghiệp đã chọn. Có thể nói con đường ấy, sự nghiệp ấy đã gắn bó với đời người nghệ sĩ luôn phấn đấu cho sự nghiệp múa cách mạng Việt Nam, những nghệ sĩ ấy có thể quy thành 5 thế hệ … [Read more...]

Biên đạo múa: Không thiếu người tài

Phải đến khi xuất hiện trong chương trình Thử thách cùng bước nhảy, công chúng mới nhận ra nghệ thuật nhảy múa đang có nhiều biên đạo tài năng Khi 2 chương trình truyền hình thực tế về nghệ thuật nhảy múa diễn ra trên HTV7 và VTV3, khán giả mới nhận ra đội ngũ biên đạo múa ở thị trường giải trí Việt không hề ít. Xuất đầu lộ diện Hiệu ứng từ những tác phẩm tranh tài của các thí sinh vũ công trong những cuộc thi tài nhảy múa khiến công … [Read more...]

Khát vọng hơn nửa thế kỷ của Trường cao đẳng Múa Việt Nam

Trường cao đẳng Múa Việt Nam là cái nôi đào tạo diễn viên múa hàng đầu của cả nước và đã có bề dày truyền thống hơn nửa thế kỷ kết tinh những thành quả đào tạo các nghệ sĩ, diễn viên múa. Ðây cũng là bước tạo đà để thực hiện khát vọng hướng tới xây dựng Học viện nghệ thuật Múa Việt Nam. Từ ngày thành lập đến nay, Trường cao đẳng Múa Việt Nam đã đào tạo được hàng nghìn diễn viên múa, cung cấp kịp thời và đáp ứng có hiệu quả việc xây dựng nhiều đơn vị nghệ thuật trong cả nước, trong đó có những đơn vị cấp quốc gia. Ngoài ra, trường còn cung cấp cho phong trào múa quần chúng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn làm tốt công tác quản lý, tổ chức phong trào múa quần chúng ở các cung văn hóa, nhà văn hóa, cung thiếu nhi của các tỉnh, thành phố. Những ngày đầu thành lập trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị nghèo nàn, thiếu thốn, hoạt động trong điều kiện chiến tranh. Chương trình, giáo trình giảng dạy lúc này còn sơ sài. Các thế hệ giáo viên không quản ngại khó khăn gian khổ đi … [Read more...]

Đời người và những tích tắc

Ra mắt trong một hoàn cảnh khá ngặt nghèo khi Nhà hát thành phố đã kín bưng lịch thuê từ đây đến hết năm, vậy nên Tích tắc - vở múa đương đại mới nhất của vũ đoàn Arabesque - chỉ còn vỏn vẹn hai suất diễn vào tối 1 và 2-9. Gặp Tấn Lộc - anh cả của đại gia đình Arabesque - vào những ngày này thật khó, vì anh túc trực gần như 24/24 giờ ở sân khấu Lệ Thanh. So với Chuyện kể những chiếc giày, Mộc, Sương sớm thì có lẽ Tích tắc là "đứa em" kém may mắn nhất. Không chỉ "sinh" vào ngày không thuận, mà khi chỉ còn hơn chục ngày nữa là đến ngày diễn thì toàn bộ vé in đều gặp lỗi kỹ thuật, phải in lại. Có những buổi chiều muộn nhắn tin cho Tấn Lộc hỏi thăm và nhận lại được những tâm sự hoang mang "Anh đang bị stress quá!"... Tuổi trẻ ai cũng thắm đôi lần... So với một Sương sớm gần gũi, đời thường; một Mộc đầy tình cảm, tương tác với người xem; Tích tắc mạnh mẽ và mãnh liệt hơn, từ âm nhạc đến dàn dựng. Ngọc Khải - một trong bốn biên đạo của vở múa lần này, chia sẻ: "Tích tắc là sự kết … [Read more...]

Ta đã ở đó: chỉ thiếu một chút

Vở múa đánh dấu sự hợp tác độc lập đầu tiên của Tạ Thùy Chi và Nguyễn Ngọc Anh sau 15 học tập, biểu diễn chuyên nghiệp ở nước ngoài. Song, Ta đã ở đó dường như vẫn còn lưng chừng đâu đó, chưa đưa người xem đi đến tột cùng của xúc cảm… Có lẽ nhiều khán giả đến Nhà hát Thành phố (TP.HCM) để xem chương trình cũng mang tâm trạng háo hức không kém gì hai tác giả của nó. Đêm diễn đầu tiên bán hết vé, có sự góp mặt của những nghệ sĩ như Thành Lộc, Chí Anh, Trần Ly Ly, gia đình múa Đặng Hùng - Vương Linh - Linh Nga cũng phần nào nói lên độ thu hút của chương trình. Cũng phải, bởi Nguyễn Ngọc Anh và Tạ Thùy Chi đủ là hai cái tên bảo chứng chất lượng. Sau nhiều năm rèn luyện ở xứ người, nay đã trở về, chín muồi và… tỏa sáng. Không cần nói nhiều về bảng thành tích dày dặn của Ngọc Anh và Thùy Chi nữa, vì công tác truyền thông trước chương trình đã làm khá tốt. Ta đã ở đó chính là nơi lý tưởng để họ thi triển tài năng. Riêng với Thùy Chi thì đây còn là dịp thử thách mình ở vai trò mới: nhà … [Read more...]

Múa đương đại không phải… múa đại!

Trong hơn 80 tiết mục tham dự cuộc thi Tài năng trẻ biên đạo múa toàn quốc và Liên hoan nghệ thuật múa TP.HCM lần 4 vừa kết thúc tối 10-8 tại Nhà hát TP.HCM, có khoảng 30% các tiết mục đã mạnh dạn sử dụng chất liệu múa đương đại mới mẻ. Trong khuôn khổ liên hoan, một hội thảo có tên gọi "Những bất cập trong công tác đào tạo múa đương đại tại các trường văn hóa nghệ thuật VN" cũng đã được tổ chức và thu hút sự tham gia của đông đảo những nhân vật trong ngành múa VN. Ðây được xem như phát pháo hiệu đầu tiên nhằm từng bước chính thức công nhận thành viên mới "sành điệu" múa đương đại vào gia đình các thể loại múa ở VN. Người em "nổi loạn" Cách đây 15 năm, một dự án trao đổi văn hóa giữa Pháp và VN đã cử bà Regine Chopinot - biên đạo múa nổi tiếng của Pháp - sang dàn dựng những tác phẩm múa đương đại tại Nhà hát vũ kịch VN và Trường cao đẳng Múa VN, với các vở như Dưới làn da, Ánh mắt, Giáp Thân... Tuy nhiên, nhiều khán giả thời điểm đó đi xem về và bày tỏ sự thất vọng lớn. … [Read more...]

Một cái nhìn về múa đương đại

Múa đương đại Việt trên sân khấu hiện nay không còn là "món ăn" lạ lẫm mà được khán giả tiếp nhận như một "thực đơn quen thuộc" trong đời sống tinh thần hàng ngày… Múa đương đại xuất hiện ở Việt Nam khá lâu. Nếu nhìn lại những tác phẩm đã được khẳng định qua thời gian như "Bến lụy" (biên đạo: NSND Phạm Anh Phương) một tác phẩm được phóng tác trên nền nhạc của ca khúc "Chảy đi sông ơi" của nhạc sĩ Phó Đức Phương ta sẽ nhận thấy ngôn ngữ múa đương đại đã được sử dụng ở tác phẩm này khá rõ rệt. Ở tác phẩm "Bên dòng Lô năm xưa" của biên đạo - NSND Công Nhạc, tác phẩm "Mẹ mặt trời" của biên đạo Xuân Thanh, chúng ta cũng thấy về cấu tứ, ngôn ngữ đã mang màu sắc đương đại khá rõ nét… Tuy nhiên, nó chỉ thực sự gây chú ý và bùng nổ như một làn sóng khi một loạt tác phẩm của biên đạo Việt kiều Pháp Easola Thủy như "Hạn hán và cơn mưa 1", "Hạn hán và cơn mưa 2", "Thế đấy, thế đấy"…ra mắt công chúng. Chùm tác phẩm của biên đạo này đã tốn không ít giấy mực, gây nhiều tranh cãi, nhiều luồng dư … [Read more...]

Múa đương đại Việt chưa có “tên” trong bản đồ khu vực

"Chúng ta chưa thể vẽ lên bản đồ khu vực và thế giới cái tên Việt Nam về múa đương đại. Điều đó cần một đội ngũ tác giả, tác phẩm và diễn viên từ tốt đến cực tốt. Chúng ta có một số biên đạo, một số diễn viên nhưng nhen nhúm, nhỏ lẻ chưa thành đội ngũ"- Biên đạo múa Trần Ly Ly - hiện là Phó hiệu trưởng Trường Múa TPHCM thẳng thắn bày tỏ quan điểm. Một cuộc hội thảo về múa đương đại sẽ diễn ra vào trung … [Read more...]