Nhìn lại lịch sử Nghệ thuật Múa

     Chúng ta đang sống trong thế "giới phẳng", chính vì thế, sự va đập giữa các luồng, nền văn hóa khác nhau là điều không thể né tránh. Hồ hởi, phấn khởi trong việc cách tiếp cận cái mới, nhưng chắc cũng không thể nào tránh khỏi sự e ngại, thậm chí lo lắng cái bản ngã văn hóa của quốc gia, dân tộc dễ bị sao nhãng. Mặt sau của tấm huân chương luôn là mối quan tâm với những cấp độ khác nhau cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã sớm nhận thấy vài trò của văn hóa như một tác nhân thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Đặc biệt vấn đề về bản sắc văn hóa dân tộc đã có định hướng chiến lược, được biểu hiện rõ thông qua Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ Đảng (khóa VIII). Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Rõ ràng chẳng ai có thể đo đếm theo phương pháp định lượng được mà chỉ nhận diện nó bằng định tính, cảm tính. Đó là tinh thần, cốt cách, trí tuệ, tài năng ... của người dân đất Việt. Bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện, biểu hiện trên nhiều phương diện … [Read more...]

NGHỆ THUẬT MÚA – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nghệ thuật múa là một trong những loại hình nghệ thuật sớm nhất của loài người, gắn bó với con người từ thời nguyên thủy. Trải qua tiến trình hình thành, phát triển văn hóa nghệ thuật của con người, múa hiện diện là một thành tố văn hóa qua mọi thời kỳ. Trong tiến trình lịch sử ấy, nghệ thuật múa luôn phát triển, ngày một hoàn thiện những chức năng, đặc trưng nghệ thuật, hàm chứa bản sắc văn hóa dân tộc. Nghệ thuật múa là biểu hiện trình độ, tri thức văn hóa, tư duy thẩm mĩ, sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của các tộc người Việt Nam. Nó tham gia vào nhiều sinh hoạt văn hóa cộng đồng, như phong tục, tập quán, đời sống văn hóa tâm linh và lễ hội. Văn hóa nói chung, nghệ thuật múa nói riêng là thực thể tồn tại trong đời sống xã hội. Từ đó mang ý nghĩa văn hóa, xã hội và là đối tượng nghiên cứu khoa học của khoa học xã hội nhân văn, văn hóa học, nghệ thuật học. Chính vì vậy, nghệ thuật múa là đối tượng chính yếu của các công trình nghiên cứu khoa học nghệ thuật múa. Nhận biết, thấu hiểu … [Read more...]

Ngọc Khải: Nghệ thuật múa là lựa chọn duy nhất

Không đến với nghề múa bằng lựa chọn của bản thân, từng phân vân rời bỏ thế giới khắc nghiệt, nhưng chính trong khoảnh khắc có nguy cơ bị buộc phải dừng nghiệp múa vĩnh viễn, diễn viên kiêm biên đạo múa Vũ Ngọc Khải đã không cho phép mình bỏ cuộc. ELLE gặp anh ngay trước đêm diễn Nón, sự kiện đánh dấu cho bước phát triển trong sự nghiệp của anh. Chào anh Ngọc Khải, sao đến bây giờ anh mới làm một chương trình riêng? Tôi theo đuổi nghệ thuật … [Read more...]

NSND Đặng Hùng: Nghệ thuật múa – Mong chờ sự thay đổi

Theo dõi quá trình phát triển của nghệ thuật múa trong những năm gần đây, những người làm nghệ thuật, các nhà lý luận phê bình đã đưa ra một nhận xét rằng, hiện nay, cả Việt Nam và thế giới đang bị cuốn theo một trào lưu chung là quay lưng với nghệ thuật múa dân gian dân tộc. Trăn trở với tình hình phát triển của nghệ thuật múa hiện nay, NSND Đặng Hùng đã chia sẻ với PV Báo SGGP. - PV: Thưa ông, là một nghệ sĩ nhiều kinh nghiệm, ông nhận định như … [Read more...]

Sân khấu mở tháng 3: “MOVING BREATH”

(Please scroll down for English) Sân khấu mở tháng 3: "MOVING BREATH" Nghệ sĩ khách mời: VŨ NGỌC KHẢI *Workshop 23-24/03/2012 (14:00-16:30): (Dành cho đối tượng đã có kiến thức về múa đương đại) Bạn có bao giờ nghĩ rằng múa là sự thiền định??? Múa là sự thư giãn của cơ thể để các dòng cảm xúc trôi đi cùng hơi thở, cùng âm nhạc và lan toả trong không gian?! Với Worlshop lần này nghệ sĩ Vũ Ngọc Khải sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm mới: trong múa có hơi thở, trong hơi … [Read more...]

NSND Nguyễn Công Nhạc: Thôi đành “rửa tay gác kiếm”

NSND Nguyễn Công Nhạc có vóc người gầy gò bé nhỏ và nụ cười cởi mở, hồn nhiên. Ông thuộc lớp nghệ sĩ múa balê đầu tiên của Việt Nam với 7 năm học trong nước và 7 năm tu nghiệp ở nước ngoài. Là thầy dạy của nhiều thế hệ nghệ sĩ múa, NSND Nguyễn Công Nhạc thành công trong vai trò biên đạo múa với nhiều vở diễn nổi tiếng một thời như "Bài ca chim ưng", "Tranh tứ bình", "Tiếng trống Xô Viết", "Bên dòng Lô năm xưa", "Ngôi sao Đồng Lộc", "Tiếng gọi … [Read more...]