Nhớ một thời “tiếng hát át tiếng bom”

Cách đây 60 năm, ngày 14-11-1951, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp cách mạng đầu tiên của Việt Nam mang tên: Đoàn văn công Nhân dân Trung ương, tiền thân của Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam được Bác Hồ và Trung ương Đảng chỉ đạo thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Từ nôi nghệ thuật này, các thế hệ nghệ sĩ đã nối tiếp nhau lên đường, bằng trái tim, tài năng và khối óc của mình, họ đã làm nên những chiến công xuất sắc trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật với những cái tên như: Nguyễn Xuân Khoát, Thế Lữ, Lưu Hữu Phước, Học Phi, Đặng Đình Hưng, Thái Ly, Nguyễn Văn Thương, Đào Mộng Long; rồi Quốc Hương, Ngọc Dậu, Trần Hiếu, Thanh Đính, Tân Nhân, Chu Thúy Quỳnh, Tiến Định, Mạnh Hùng; rồi tiếp đến Nguyệt Nga, Quang Thọ, Thu Hiền, Trung Đức… Trùng trùng điệp điệp những tài năng phát lộ trong cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc. Bài 1: Trưởng thành trong gian khó Trong đoàn các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam trở về nơi thành lập ở bến Canh Nông, Nông Tiến, tỉnh Tuyên … [Read more...]

NSND Vũ Việt Cường: Chân lý giản dị để hạnh phúc tràn đầy

Ngồi trò chuyện với ông, nhắc lại một thời gian khổ trong khói lửa của cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, đang vui ông bỗng quay ra rít thuốc liên tục, điều thuốc lá trên môi ông đỏ rực và khói thuốc toả ra kín cả một góc sân, ánh mắt ông đượm buồn nhìn sâu vào khoảng trống vắng… Ông đang nhớ về đồng đội, nhớ những người thầy, người anh, người chị, người bạn đã cùng ông trong Đoàn ca múa Giải phóng hành quân vào miền Nam năm 1965, nhưng nay có người còn, có người mất, có người hy sinh ngay khi đất nước chưa hát vang bài ca thống nhất… Nói về Múa, ông rất hồ hởi Chàng trai trẻ thành Nam 15 tuổi suốt ngày say mê với trái bóng tròn trên sân cỏ ấy chưa một lần mơ ước để trở thành nghệ sĩ… Nhưng rồi một hôm, đang đá bóng thì thấy có đoàn về tuyển học sinh múa, thấy tò mò, chàng trai nhảy đại vào thi cho… vui. Ai dè thi thử lại trúng thật. Thế là anh nhập học khoá đầu tiên của trường múa Việt Nam năm 1959, lúc vào trường lại được thầy cô giáo là người Liên Xô (cũ) trực tiếp giảng dạy … [Read more...]

Thơ múa “Con đường từ trái tim”

Trong hai ngày 28 - 29/10, tại Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, Hội Nghệ sỹ Múa Việt Nam công diễn tổ khúc thơ múa "Con đường từ trái tim" nhằm hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Tổ khúc thơ múa "Con đường từ trái tim" có thời lượng 70 phút do nghệ sĩ nhân dân Ứng Duy Thịnh viết kịch bản, Tổng đạo diễn nghệ sĩ nhân dân Phạm Anh Phương, các nghệ sỹ múa cùng tập thể diễn viên Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội thực hiện. Tổ khúc thơ múa khác với kịch múa bởi tác phẩm không có nhân vật chính - phụ, mà là những mảng miếng được kết nối theo một chủ đề xuyên suốt. Ở "Con đường từ trái tim", tác phẩm mở ra 5 không gian, với nội dung, tuyến nhân vật khác nhau. Chương 1: "Bất khuất" là hình ảnh những chiến sĩ cộng sản trong xà lim tăm tối vẫn tràn đầy nhiệt huyết, sẻ chia để cùng vượt qua gian khổ. Chương 2:"Chia tay Hà Nội" khắc họa đôi trai gái Hà thành và bạn bè tạm gác tình yêu lãng mạn để lên đường chiến đấu theo lời kêu gọi của Chủ … [Read more...]