About Gió

bla bla

Anna Pavlovna Pavlova

Anna Pavlovna Pavlova (tiếng Nga: А́нна Па́вловна Па́влова) (12 tháng 1 năm 1881 [lịch cũ 31 tháng 1) – 23 tháng 1, 1931) là nữ diễn viên ballet Nga nổi tiếng vào đầu thế kỷ 19 và cuối thế kỷ 20. Pavlova được biết đến rộng rãi như một huyền thoại, đặc biệt qua tác phẩm Cái chết của con thiên nga, và cũng bởi chính bà là nữ nghệ sĩ ballet đầu tiên đi vòng quanh thế giới và đem ballet đến cho những người chưa bao giờ được thưởng thức. Dù có nhiều khuyết điểm về thể hình, nhưng bà lại có được niềm đam mê mạnh mẽ, sự cống hiến tuyệt đối vì nghệ thuật và sức mạnh để chuyển những cảm xúc thông qua những bước nhảy của mình [1]. Cùng với Nijinsky, tên của bà cũng là sự đồng nghĩa với nghệ thuật ballet. Cuộc đời Pavlova được sinh non hai tháng vào ngày 12 tháng 1 năm 1881 tại Ligovo, một vùng ngoại ô của St. Petersburg, khi đó là thủ đô của Đế chế Nga. Mẹ bà là một thợ giặt nghèo khổ tên là Lyubov Pavlova. Danh tính của cha bà vẫn còn là một điều … [Read more...]

Krossing Over Arts Festival 2019

Krossing Over Arts Festival 2019 sẽ diễn ra vào khuôn khổ từ ngày 5/4 đến 11/4 (Thành phố Hồ Chí Minh) và từ ngày 13/4 đến ngày 21/4 (Thành phố Hà Nội). Lễ hội bao gồm một chuỗi những vở diễn kết hợp múa đương đại và những loại hình nghệ thuật khác mang tính tương tác cao, như trình chiếu phim ngắn về nghệ thuật, toạ đàm với nghệ sĩ và workshop về múa đương đại. Năm nay, lễ hội mang đến chủ đề “Cội Rễ". Hiểu theo nghĩa ẩn dụ, cội rễ là “di sản” của tổ tiên. Cũng ẩn mình như chính hình ảnh rễ cây, chiều sâu trong tiềm thức của con người được hình thành và trở thành gốc rễ của hành vi ứng xử của chính họ. Những vở diễn của năm nay được truyền cảm hứng từ ý tưởng, rằng di sản được tìm thấy trong từng cử chỉ hàng ngày của chúng ta. Nghệ sĩ tham gia lễ hội năm nay muốn gửi thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn, về việc biết ơn thế hệ đi trước, trân trọng những thành quả mà ta được hưởng thụ trong cuộc sống hôm nay. Bằng việc phát triển bản thân, cũng như giữ vững nền tảng vốn … [Read more...]

Liên hoan nghệ thuật Krossing Over đề cao ‘cội rễ’

Năm nay là năm thứ ba Liên hoan nghệ thuật Krossing Over (KOAF) được tổ chức, với một chương trình đặc sắc kéo dài hai tuần tại TP.HCM và Hà Nội. Trong cuộc họp báo diễn ra vào sáng 26-3 tại Lãnh sự quán Pháp (TP.HCM), biên đạo múa người Pháp gốc Việt Sébastien Ly - giám đốc nghệ thuật của liên hoan - cho biết: "Sau hai năm tổ chức, chúng tôi đã mời được biên đạo Canada gốc Việt là John Huy Trần làm "người bảo hộ" cho liên hoan. Với sự hỗ trợ từ John Huy Trần cùng các cộng sự, đối tác, lần đầu tiên sự kiện sẽ diễn ra đến một tuần với những vở diễn kết hợp múa đương đại và những loại hình nghệ thuật mang tính tương tác cao cũng như nhiều hoạt động khác như: workshop, hội thảo, chiếu phim có liên quan đến nhảy múa". Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 5 đến 11-4 tại TP.HCM và từ ngày 13 đến 21-4 tại Hà Nội trên 15 địa điểm khác nhau, cả trong nhà và ngoài trời. Các tác phẩm trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật Krossing Over 2019 (trên xuống, trái qua): The Roots, White Language … [Read more...]

Biên đạo múa Sébastien Ly: Sự phấn khích đến từ ‘cội rễ’

Dưới sự dẫn dắt của biên đạo múa gốc Việt Sébastien Ly, Liên hoan nghệ thuật quốc tế Krossing Over lần thứ III sẽ diễn ra ở cả hai thành phố lớn: TP.HCM (từ ngày 5 - 11/4) và Hà Nội (từ ngày 13 - 21/4). Chủ đề liên hoan năm nay hướng đến là “cội rễ”. Từng học tập tại Trường quốc gia múa đương đại Angers, rồi làm vũ công thuộc Trường biên đạo quốc gia Nantes; năm 2005, Sébastien Ly đã thành lập đoàn múa Kerman để có thể phát triển những sáng tạo ứng tác tại chỗ. Liên hoan nghệ thuật Krossing Over (KOAF) bắt đầu năm 2017, dưới sự dẫn dắt của Sébastien Ly, với sự hỗ trợ của Viện Pháp tại Việt Nam và Kerman, gồm nhiều buổi diễn tại những địa điểm khác nhau tại TP.HCM. Ngoài TP.HCM, KOAF 2019 còn diễn ở Hà Nội và vẫn giữ nguyên tinh thần giao thoa giữa múa đương đại và các loại hình nghệ thuật khác; giữa phương pháp nghệ thuật trong nước và quốc tế; giữa công chúng và nghệ sĩ. Mỗi buổi trình diễn sẽ được trình bày 2 lần, tại các địa điểm khác nhau, nên trải nghiệm cũng sẽ thay đổi … [Read more...]

Xem Ballet Romeo và Juliet của Nhà hát Moskova (Nga) biểu diễn tại Warszawa

Tối qua, tôi được con gái rủ đi xem vở ballet Romeo và Juliet của Nhà hát Moskova (Nga) biểu diễn tại Warszawa. Câu chuyện xảy ra ở nước Ý, được văn hào người Anh William Shakespeare viết thành một vở bi kịch, từ thế kỷ 16, mà cả thế giới không mấy người không biết, có lẽ cũng giống như người Việt biết về Truyện Kiều... Đã từng xem câu chuyện này trên sân khấu kịch nói, trên màn ảnh, nay lần đầu xem vở Ballet trình diễn thấy “Romeo và Juliet” càng say đắm lòng người. Bài viết của tác giả Mạc Văn Trang Vở Ballet trung thành với cốt truyện Romeo và Juliet của Shakespeare. Tôi dốt cả về nghệ thuật múa lẫn âm nhạc, vậy mà vẫn bị cuốn hút từ đầu đến cuối vào vở Nhạc kịch Ballet gần ba tiếng đồng hồ (không kể 2 lần giải lao 40 phút). Không một lời nào, chỉ bằng vũ điệu, ngôn ngữ hình thể và âm nhạc mà bao nhiêu cung bậc tình cảm từ nội tâm sâu thẳm của con người được bộc lộ, diễn tả, truyền cảm lạ thường. Mở màn ra là Lễ hội hóa trang ở lâu đài nhà Juliet, mà Romeo lọt vào, … [Read more...]

Romeo và Juliet, ballet tuyệt vời của Sergei Prokofiev

Ballet Romeo và Juliet đã giúp cho tên tuổi nhà soạn nhạc Nga Xô viết Sergei Prokofiev sánh ngang với các tác giả nhạc vũ kịch hàng đầu thế giới. “Romeo và Juliet” là ballet của nhà soạn nhạc Sergei Prokofiev được sáng tác từ năm 1935 và biểu diễn lần đầu ngày 30/12/1938 tại Nhà hát Quốc gia Brno (Czech). Lúc đó là Ballet 1 màn với biên đạo múa là Ivo Vania Psota; thiết kế V. Skrushny; chỉ huy dàn nhạc K. Arnold; Libretto: A.I. Piotrovsky, Sergei Prokofiev, S. Radlov. Ballet trình diễn lần đầu ở Liên Xô vào ngày 11/1/1940, tại Nhà hát Nhạc vũ kịch Kirov ở Leningrad với libretto của Adrian Piotrovsky, Sergei Prokofiev, Sergei Radlov; biên đạo múa: Leonid Lavrovsky; thiết kế sân khấu: Peter Williams. Lần biểu diễn tiếp theo ở đây là ngày 26/6/1979 và do Y.N. Grigorovich dàn dựng; Phong cảnh - S. Virsaladze; Chỉ huy dàn nhạc - Alexander Zhyuraytis. “Romeo và Juliet” của Sergei Prokofiev là một trong những vở ballet nổi tiếng nhất của thế kỷ 20. Trong sự hợp tác với đạo diễn … [Read more...]

Vẻ đẹp của cơ thể người trong tác phẩm của nhiếp ảnh Cecelia Webbe

Cecelia Webber sáng tạo ra những tấm ảnh đầy mê hoặc chụp các “bông hoa” nở rộ, từ những đóa hồng ngọt ngào đến các kiểu hướng dương tinh nghịch. Nhưng nếu nhìn kỹ một chút bạn sẽ thấy rằng các cánh hoa sống động có gì đó hơi kỳ lạ… chúng được tạo thành từ những cơ thể khỏa thân! “Cơ thể người quá đẹp. Nhưng, hội hoạ hoặc điêu khắc khoả thân thì xã hội chấp nhận, còn nhiếp ảnh khoả thân lắm khi bị dư luận cho rằng xấu xa khiến người chụp và người xem có cảm giác… phạm tội.”  Như nhiều nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thị giác, Cecelia Webber phân vân về điều trên. Và nhằm góp phần thay đổi những định kiến bất hợp lý kia, đồng thời quảng diễn được vẻ đẹp của cơ thể người được thể hiện bởi nghệ thuật nhiếp ảnh, Cecelia Webber hướng ống kính vào các người mẫu nam nữ khoả thân theo nhiều tư thế khác nhau. Nữ nhiếp ảnh gia dành nhiều thời gian cắt ghép, chỉnh sửa, xếp đặt, trình bày bố cục thông qua những phần mềm tin học chuyên dụng phù hợp. Phóng viên của … [Read more...]

Múa “Kiều”

Tháng 3 năm 2018 này tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh, biên đạo múa Chun Yoo Oh một lần nữa kết hợp cùng các nghệ sĩ NHÀ HÁT GIAO HƯỞNG NHẠC VŨ KỊCH TP. HỒ CHÍ MINH và cho ra mứt tác phẩm múa "KIỀU". Là một người tích cực tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa Hàn - Việt, đạo diễn, diễn viên múa Hàn Quốc, bà Chun Yoo Oh đã liên tục cho ra đời nhiều tác phẩm xuất sắc. Năm 2015, bà đã cho công diễn tác phẩm múa “Cây Nỏ Thần” dựa vào câu chuyện truyền thuyết về công chúa Mỵ Châu. Sau đó, bà biên đạo và công diễn vở kịch múa "800 năm hẹn ước" với nội dung lịch sử về Hoàng tử Lý Long Tường nuớc Đại Việt lánh nạn ở đất Cao Ly. Năm 2016, vở kịch múa “Huyền thoại nữ nhân” được bà dựng theo một phong cách mới mẻ với chất liệu là cuộc đời của người phụ nữ. MÚA “KIỀU” Biên đạo : Yoo-Oh Chun  Nguyên tác: Nguyễn Du  Viết kịch bản : Sun-Goo Jung  20h00 ngày 10&11 / 3/ 2018 tại Nhà hát Thành phố Giám chế sân khấu: Thai-Whan Oh Giám đốc huấn luyện : Nguyễn Phúc Hùng Đạo … [Read more...]

Tác phẩm múa ” Đuổi tà” – Biên đạo: Sùng A Lùng

Cuối tháng 11/2017 tại Nhà hát Bông Sen đã diễn ra Liên hoan nghệ thuật múa TPHCM lần 5 năm 2017. Tham dự liên hoan, các tiết mục điều mang những nét đặc sắc riêng và có cách thể hiện táo bạo. Đặc biệt là tác phẩm "Đuổi Tà" của biên đạo Sùng A Lùng. Vị thầy cúng xuất hiện trong không gian tĩnh mịch, ánh sáng mờ ảo. Ông rung mình rồi cất lên những âm thanh không rõ chữ. Bất ngờ, thầy nhảy vút lên, rơi xuống lắc lư những động tác khác thường. Thầy rải bột để thấy dấu chân ma quỷ đi qua. Thầy thổi sáo để gọi hồn về. Sau đó là cuộc chiến không phải để giết, mà chỉ xua đuổi tà ma đi nơi khác. Cuối cùng, khi đã giải quyết xong, thầy lại rắc bột để xóa đi tất cả. Sùng A lùng lấy cảm hứng từ cuộc sống tâm linh vùng cao, lấy kiến thức từ ông ngoại vốn là thầy cúng, để biên đạo và biểu diễn đầy cảm xúc, đưa người xem vào một thế giới huyền bí, vào một không gian ma mị khó quên! Là một người dân tộc Mông, yêu bản sắc văn hóa dân tộc mình, với mong muốn gìn giữ tính nguyên thuỷ trong cái … [Read more...]

Thơ múa “Một Ngày Trên Bản” và những hình ảnh hậu trường.

Thơ múa "Một ngày trên bản" là một trong số những tác phẩm của Trường CĐ Múa Việt Nam tham gia Liên Hoan Múa Quốc Tế 2017. Tác phẩm do NSƯT Quỳnh Lan và Nguyễn Hải Trường biên đạo, phần âm nhạc được biểu diễn trực tiếp của các nghệ sĩ Minh Dương, Bảo Ngọc, A Tùng, Thu Hương. Đây là một tác phẩm được đầu tư rất công phu, có tính nghệ thuật cao, đặc biệt ngôn ngữ múa sử dụng nhiều kỹ thuật khó, đòi hỏi sự tập luyện và chuẩn bị rất vất vả. Qua ống kính của phóng viên Giang Huy (báo điện tử VNExpress) đã ghi lại những hình ảnh chân thực trong quá trình chuẩn bị luyện tập tác phẩm thơ múa "Một Ngày Trên Bản" của sinh viên trường CĐ Múa Việt Nam. Sinh viên bắt đầu một ngày tập luyện với những động tác uốn dẻo. Miên, sinh năm 1996 chia sẻ: "Do vào trường muộn so với các bạn, cơ thể cứng hơn nên mình phải tập ép nhiều hơn, rất là đau". Các sinh viên dường như không có thời gian nghỉ. Trước mỗi kỳ thi, việc luyện tập từ sáng đến đêm là bình … [Read more...]