Loạt bài luận về lịch sử múa hiện đại – Kỳ 1: Tuyên ngôn phi tuyên ngôn

Modern Dance của John Martin, cuốn sách xuất bản năm 1933 đã đánh dấu đánh dấu định hình phê bình múa (thay vì trước đây là các nhà phê bình âm nhạc, sử dụng kiến thức âm nhạc để phê bình múa).

Dự án nghiên cứu lịch sử múa hiện đại bắt đầu từ khi nghệ sĩ Chinh Ba đọc cuốn Modern Dance của John Martin. Chinh Ba cũng là nhà sáng lập không gian CAB Hoian với 3 chức năng: CAB Studio cho hoạt động nhảy múa, trình diễn, CAB Lab cho hoạt động nghệ thuật trẻ em, CAB Residency cho hoạt động lưu trú nghệ thuật nhằm bảo vệ di sản nghệ thuật khu vực miền trung.  

Dự án đang được xây dựng ở gian đoạn thử nghiệm và demo một số nền tảng cho phê bình và nghiên cứu múa hiện đại ở Việt Nam. Dự án cộng tác cùng Dat Nguyễn và Lê Mai Anh

……………………………………….

Dưới đây là bài viết đầu tiên về lịch sử múa theo góc nhìn No Dance. Khởi nguồn từ một quan sát về con người, khi con người nhận được “một điều gì đó” chưa được biết đến hoặc không thể biết đến. Họ thể hiện sự bất đồng. Thông qua sự tiếp xúc thường xuyên với nhận thức đó, họ bắt đầu hữu hình hóa những ý niệm và cuối cùng dẫn hợp lý hóa chúng. Khi nó đã định hình và trở nên phổ biến, nó phải chuyển sáng các hình ảnh khác. Bằng cách này nghệ thuật không bao giờ đứng yên.

HƠN MỘT THẾ KỶ CHỐNG MÚA

Loạt bài luận về lịch sử múa hiện đại

……………………………………………………..

“Trong quá khứ, một quá khứ, một quá khứ tương đối gần đây, múa là một vở ballet, và một vở ballet là múa ballet” – John Martin.

———————-

𝐊𝐲̀ 𝟏: Tuyên ngôn phi tuyên ngôn

Quay trở lại quá khứ, cũng không lâu lắm, khi trào lưu trừu tượng trở thành một trong những tuyên ngôn về sáng tác và thưởng thức nghệ thuật, múa hiện đại ra đời. Trong địa hạt đó, nội dung và ý niệm được trao toàn quyền cho người thưởng thức và việc thực hành của nghệ sĩ được tạo ra bằng việc liên tục phá vỡ những rào cản của tư duy. Những diễn ngôn mới của những nhà tiên phong liên tục được đưa ra. Múa cho phép thực hành bởi nhiều hơn các điều kiện cơ thể, nhiều hơn các hình thức biểu hiện. Múa ngày càng chống múa nhiều hơn.

𝐌𝐮́𝐚 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 đ𝐚̣𝐢, đ𝐨́ 𝐥𝐚̀ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐧𝐠𝐮̛̃ 𝐫𝐨̃ 𝐫𝐚̀𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 đ𝐮́𝐧𝐠. Nội hàm vô lý của nó nằm ngay cái tên, vì nếu ngay ngày mai có một loại múa tiên tiến hơn thì thật là mâu thuẫn. Nó cũng không đồng nghĩa với đương đại. Nó bao gồm một loạt những chủ nghĩa nhỏ – chủ nghĩa lập thể, chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa chuyên chế, chủ nghĩa sáng tạo, chủ nghĩa phiếm thần, dĩ nhiên, nhiều chủ nghĩa phù phiếm khác. Để giải quyết mâu thuẫn về trải nghiệm của cơ thể, các thực hành tạo ra những mâu thuẫn mới, nhắc lại, chống múa.

Năm 1965, biên đạo người Mỹ 𝐘𝐯𝐨𝐧𝐧𝐞 𝐑𝐚𝐢𝐧𝐞𝐫 kết thúc bài luận 𝐏𝐚𝐫𝐭𝐬 𝐨𝐟 𝐒𝐨𝐦𝐞 𝐒𝐞𝐱𝐭𝐞𝐭𝐬 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐓𝐮𝐥𝐚𝐧𝐞 𝐃𝐫𝐚𝐦𝐚 𝐑𝐞𝐯𝐢𝐞𝐰 bằng một Tuyên ngôn Phi Tuyên Ngôn nổi tiếng của bà 𝐍𝐨 𝐌𝐚𝐧𝐢𝐟𝐞𝐬𝐭𝐨. Nó bao gồm 10 tuyên ngôn, trong đó nổi bật có:

KHÔNG CẢNH TƯỢNG

KHÔNG KỸ THUẬT ĐIÊU LUYỆN

KHÔNG BIẾN HÌNH, PHÉP THUẬT, GIẢ CÁCH

KHÔNG HÀO NHOÁNG, SIÊU VIỆT KIỂU NGÔI SAO

KHÔNG ANH HÙNG

KHÔNG PHẢN ANH HÙNG

KHÔNG HÌNH ẢNH RÁC RƯỞI

KHÔNG CAN THIỆP CỦA NGƯỜI TRÌNH DIỄN HAY KHÁN GIẢ

KHÔNG PHONG CÁCH

KHÔNG CƯỜNG ĐIỆU

KHÔNG DẪN DẮT

KHÔNG LẬP DỊ

KHÔNG CHUYỂN ĐỘNG HOẶC KHÔNG BỊ CHUYỂN ĐỘNG

(𝑝ℎ𝑎̂̀𝑛 𝑡𝑎̣𝑚 𝑑𝑖̣𝑐ℎ 𝑑𝑢𝑦 𝑦́ 𝑐ℎ𝑖́ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑣𝑖𝑒̂́𝑡 𝑙𝑢𝑎̣̂𝑛)

(Xem hình đính kèm)

Mùa hè 1960, sau khi học năm năm tại trường 𝐌𝐚𝐫𝐭𝐡𝐚 𝐆𝐫𝐚𝐡𝐚𝐦, 𝐘𝐯𝐨𝐧𝐧𝐞 𝐑𝐚𝐢𝐧𝐞𝐫 thừa nhận sự kém sắc, tấm lưng dài, đôi chân ngắn sẽ làm cô giảm cơ hội thành danh ở các công ty múa lớn. Và No Manifesto có rất nhiều tuyên ngôn phản múa, hay nói cách khác là các loại hình múa thống trị của thời kỳ này, tiêu biểu là các lý thuyết của Martha Graham. Chúng cũng mang những nội hàm đầy mâu thuẫn như không kỹ thuật điêu luyện, nhưng bản thân của bà cũng phải có những khả năng nhất định mà người khác không có để có thể không phong cách, không dẫn dắt… như vậy. Sự đột phá của No Manifesto cùng với thành công của vở 𝐓𝐫𝐢𝐨𝐀 ở độ tuổi 32 đã thành một cái bóng phủ lên sự nghiệp của bà khiến cho mãi đến năm 2000 bà mới biên đạo trở lại. Yvonne Rainer trả lời trên New York Times 2015:
“Quả là một sự thiếu may mắn nhỏ, nó làm lu mờ mọi thứ khác tôi làm”.

Tuy vậy, đây là một trường hợp “chống múa” để nghệ sĩ múa nhìn nhận nhiều hơn về định nghĩa múa. Một quá trình tự vấn về “camp – giả”, hay về chuyển động phi chuyển động, múa phi múa diễn ra như một đợt sóng chuyển dịch của múa sang performing art. Những lý luận về chuyển động, không hẳn là sau đó mới có, được đưa ra phân tích và nhìn nhận, cũng như những lý luận mới liên tục được đưa ra.

Quay trở lại thời kì đầu chống múa những năm 1900, chống múa được hiểu là chống ballet, những nghệ sĩ khước từ sự thống trị của giày mũi cứng. Những nghệ sĩ tiên phong với những thánh điều mà cả một thế kỷ sau đó, tất cả vũ công hiện đại khi bước vào con đường học viện đều phải trải qua. Dĩ nhiên, họ chống múa bằng việc tạo ra một hệ thống quy tắc kỹ thuật và bộ từ vựng mới, nhưng lý thuyết thuận tính con người mở ra con đường cho việc làm giàu các khái niệm múa.

Tại Châu Âu những năm 1990, nghệ sĩ người Mỹ 𝐈𝐬𝐚𝐝𝐨𝐫𝐚 𝐃𝐮𝐧𝐜𝐚𝐧 nhốt mình nhiều giờ liền trong sàn tập để ứng dụng triệt để các 𝐥𝐲́ 𝐭𝐡𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐜𝐮̉𝐚 𝐃𝐞𝐥𝐬𝐚𝐫𝐭𝐞, hướng tới những gì cô gọi là chuyển động tự nhiên. Khởi nguồn từ “búi mặt trời – “𝐬𝐨𝐥𝐚𝐫 𝐩𝐥𝐞𝐱𝐮𝐬”, Duncan nhấn mạnh mỗi chuyển động được sinh ra từ những chuyển động trước đó. và tiếp nối hữu cơ cho chuyển động tiếp theo (𝐞𝐯𝐨𝐥𝐮𝐭𝐢𝐨𝐧𝐚𝐫𝐲 𝐝𝐚𝐧𝐜𝐞). Chính triết lý múa này đã khiến các nhà phê bình gọi cô là “mother of dance”.


𝐉𝐨𝐡𝐧 𝐌𝐚𝐫𝐭𝐢𝐧 (𝟏𝟖𝟗𝟑-𝟏𝟗𝟖𝟓)

𝐉𝐨𝐡𝐧 𝐌𝐚𝐫𝐭𝐢𝐧 (𝟏𝟖𝟗𝟑-𝟏𝟗𝟖𝟓)

Là nhà phê bình người Mỹ đầu tiên giúp phê bình múa thoát ra khỏi phân nhóm phê bình âm nhạc và đưa múa hiện đại đến tầm vóc ngang bằng với âm nhạc và sân khấu. Trước đó, người ta miễn cưỡng gửi các nhà phê bình âm nhạc đến các buổi trình diễn ballet, và múa. Sau các buổi biểu diễn của 𝐓𝐞𝐝 𝐒𝐡𝐚𝐰𝐧 và 𝐑𝐮𝐭𝐡 𝐒𝐭. 𝐃𝐞𝐧𝐢𝐬, cặp vợ chồng biên đạo sáng lập 𝐃𝐞𝐧𝐢𝐬𝐡𝐚𝐰𝐧 𝐃𝐚𝐧𝐜𝐞 𝐒𝐜𝐡𝐨𝐨𝐥 (𝟏𝟗𝟏𝟓-𝟏𝟗𝟑𝟏), các ý kiến trên tờ NewYork Times thuận lợi cho phê bình múa, họ bổ nhiệm John Martin cho vai trò này.

Cuốn sách này cũng là cơ duyên tôi muốn nghiên cứu lịch sử múa hiện đại với hệ thống từ vựng và nền tảng đã được xây dựng hơn 100 năm qua.

———————

Trào lưu trừu tượng là một trào lưu nghệ thuật đầu thế kỷ 20. Các đối tượng của Trừu tượng thuộc về thị giác giúp tạo thành các chỉnh thể nghệ thuật độc lập với nội dung và không mang tính đại diện. 𝐋𝐨𝐢̈𝐞 𝐅𝐮𝐥𝐥𝐞𝐫 (𝟏𝟖𝟔𝟐-𝟏𝟗𝟐𝟖) với điện múa 𝐒𝐞𝐩𝐞𝐧𝐭𝐢𝐧𝐞 được xem là một trong những đại diện đầu tiên của múa hiện đại với kỹ thuật ánh sáng sân khấu. Bà có nhiều bằng sáng chế về ánh sáng sân khấu, phát triển múa tự do, các kỹ thuật ứng biến. Điệu múa của bà không mang nội dung cụ thể nào, cũng không đại diện cho bất cứ điều gì. Điêu này khiến cho bà không được bảo vệ tác quyền tại Mỹ cho điệu The Sepentine vì luật Mỹ bấy giờ coi múa phải có đủ tiêu chuẩn kịch tính. Năm 1892, bà đến Pháp, được đón nhận nồng nhiệt, trở thành hiện thân của Art Nouveau Movement và thường được đồng nhất với Chủ nghĩa tượng trưng

𝐘𝐯𝐨𝐧𝐧𝐞 𝐑𝐚𝐢𝐧𝐞𝐫 (𝟏𝟗𝟑𝟒) là một vũ công người Mỹ vốn học tại trường của Martha Graham. Vóc dáng nhỏ bé và lắm xương của bà kiến bà khó trở thành một diễn viên Martha Graham được. Bà nhanh chóng rời trường và tham gia một nhóm các nghệ sĩ có tên 𝐉𝐮𝐝𝐬𝐨𝐧 𝐃𝐚𝐧𝐜𝐞 𝐓𝐡𝐞𝐚𝐭𝐞𝐫 (𝟏𝟗𝟔𝟐-𝟏𝟗𝟔𝟒), nơi định hình nên Post Modern Dance ở Mỹ.

Một trình diễn theo phong cách của Isadora Duncan

Judson Dance Theater: The Work Is Never Done | MoMA EXHIBITION

Một trình diễn theo phong cách của Isadora Duncan

Cảm ơn buổi nói chuyện về lịch sử múa tại CABCON2020

Hẹn gặp mọi người tuần sau

Đọc thêm:

Kỳ 1: Tuyên ngôn phi tuyên ngôn

Kỳ 2: Học thuyết Delsarte – Múa không thể tách rời các học thuyết

𝐊𝐲̀ 𝟑: Từ Mimesis đến múa

𝐊𝐲̀ 𝟒: Nước Mỹ và Một thế kỷ chống múa

𝐊𝐲̀ 𝟓: Sau múa là gì?

Nguồn tham khảo:

. “Modern Dance” – John Martin

. “Yvonne Rainer – Biography” – The New York Times 2014

. “No Fixed Point” – Nancy Reynolds 2003

. “Sturge” – 1990

. “Mary Wigman Fact” – Your Dictionary

#CAB Hoian

[wps_sphinx_related_posts format="title-image-content" words="100" head="Các thông tin khác" class="next-posts" quantity="5" read_more="Chi tiết"]

Speak Your Mind

*