Liên hoan Múa Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ IV Năm 2013

Âm vang của những tác phẩm múa "Hương Rơm", "Bến Đợi", "Ngẫu Hứng Mân Vàng" "Suối Đàn Sao"... tại Liên hoan Múa TP.Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ III còn lưu giữ trong ký ức của những người hoạt động múa ấn tượng tốt đẹp, khó quên. Lần ấy Liên hoan đã tập họp được lực lượng biên đạo trẻ, mới, có nghề và một lực lượng diễn viên đang độ sung mãn nghiệp vụ, nhất là lực lượng biểu diễn với 52 tác phẩm múa độc lập của 21 đơn vị. Tôi cứ nghĩ "nhanh quá" bởi…mới đó mà đã 02 năm. Đối với lịch sử của một ngành nghề 02 năm không đáng để tính độ thâm niên nhưng nghệ thuật lại có những cuộc hành trình không thể đo đếm bằng chiếu dài của thời gian mà bằng sự nhạy cảm của trí tuệ và hiệu quả. Sự dồn nén của thời gian là một trong những đòn bẫy tốt nhất để kích thích những sáng tạo mới. Liên hoan là thời điểm nắm bắt và tập họp lực lượng múa của thành phố cũng như các vùng lân cận. Bộc lộ tài năng, tư duy mới, sáng tạo mới cho dòng lưu chính nghệ thuật múa, đó là múa độc lập. Là đợt giao lưu, trao … [Read more...]

Lịch sử Ba lê Phần I: Thế kỷ 15 – 17

Ba lê là một hình thức múa biểu diễn dành cho khán giả nhà hát kịch. Trên cả múa, ba lê được coi là một loại hình nghệ thuật tao nhã, có ảnh hưởng tới rất nhiều loại hình múa của thế giới sau này. Mặc dù được cho là có khởi nguồn từ Italy thời kỳ Phục hưng thế kỷ 15-16, ba lê trở nên phổ biến tại Pháp và Nga, và gần đây nhất là tại Mỹ. Nghiên cứu từ nguyên học của cái tên "ballet" phản ánh lịch sử phát triển của bộ môn nghệ thuật này. Từ ballet sử dụng trong tiếng Anh được vay mượn từ tiếng Pháp vào khoảng thết kỷ 17. Từ tiếng Pháp này thực chất lại có nguồn gốc từ tiếng Ý balletto, từ giảm nhẹ của ballo (múa). Nhưng nguồn gốc xâu xa nhất của ballet bắt nguồn từ tiếng Latin ballare, nghĩ là "nhảy múa". Cũng giống như các hình thức múa khác, ba lê có thể kể lại một câu chuyện, thể hiện một trạng thái cảm xúc, hoặc đơn giản là phán ánh giai điệu của âm nhạc. Nhưng kỹ thuật (tức là cách thức biểu diễn) và các kỹ năng đặc biệt của một diễn viên ba lê rất khác so với kỹ năng của các … [Read more...]

Tác phẩm Múa: Cánh chim và ánh sáng Mặt trời

PGS. NSND Thái Ly - nhà biên đạo tài năng tiêu biểu của nền nghệ thuật múa hiện đại Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của ông vô cùng lớn lao. Ông đã sáng tạo những tác phẩm Múa có giá trị nghệ thuật cao, phản ánh chân thực cuộc sống hào hùng của dân tộc, phản ánh tinh thần thời đại. Tác phẩm của NSND Thái Ly hàm chứa những tư tưởng sâu sắc mang tính nhân văn và tính thời đại, được trình bày trong một cấu trúc hoàn chỉnh với sự sáng … [Read more...]

Hai anh em biên đạo múa Nguyễn Phúc Hải và Nguyễn Phúc Hùng

Những mảnh ghép của giấc mơ là tên vở múa đương đại mới ra mắt tại Tp Hồ Chí Minh, do hai anh em biên đạo múa Nguyễn Phúc Hải - Nguyễn Phúc Hùng cùng viết kịch bản và biên đạo với phần âm nhạc của Vũ Việt Anh và Nguyễn Mạnh Duy Linh. Nguyễn Phúc Hùng, biên đạo múa - choreographer Năm 1998, Nguyễn Phúc Hùng tốt nghiệp loại Giỏi Trường Cao đẳng Múa Việt Nam và về công tác tại Đoàn Ca Múa nhạc Tổng cục Chính trị. Từ năm 1998 anh về công tác và … [Read more...]

Múa cho tôi thứ mà người giàu không thể có

Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên gặp Nguyễn Phúc Hùng trong căn hộ đơn sơ của gia đình anh ở khu tập thể văn công Mai Dịch (Hà Nội) năm 1997. Lúc ấy, giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi Tài năng nghệ thuật múa Việt Nam còn đang học năm cuối trường múa, vẫn lộc ngộc đi xách nước lên tầng 4 cho mẹ.Bẵng đi mấy năm, gặp lại, Phúc Hùng lúc này đã là solist của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM (HSBO). Vẫn say mê trên sàn tập và đi dạy thêm … [Read more...]

Giai điệu mùa thu

Gala Giai điệu mùa thu được khởi xướng từ năm 2005 với mục đích để các tài năng của Việt Nam, thành danh ở môi trường trong nước hoặc nước ngoài, có thể "báo cáo" với công chúng yêu nghệ thuật về những thành quả mà họ đã đạt được qua nhiều năm khổ luyện và sáng tạo. Đây cũng là dịp để công chúng trẻ có dịp tiếp xúc với vẻ đẹp của âm nhạc hàn lâm với cảm giác gần gũi hơn, dễ cảm nhận hơn... Tối 19-8, lúc … [Read more...]