Nguyễn Thành Chung đoạt giải thưởng của Hàn Quốc

Cuộc thi Korea International modern dance competition (KIMDC) vừa khép lại vào cuối tháng 6 vừa qua với 7 giải thưởng được trao cho các nghệ sĩ đến từ Mỹ, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico và Việt Nam. Trong đó, thí sinh duy nhất đến từ Việt Nam Nguyễn Thành Chung (ảnh - vũ đoàn Arabesque) đã đoạt giải thưởng do Hội Nghệ sĩ múa Hàn Quốc trao tặng. Cuộc thi KIMDC được tổ chức hằng năm tại Seoul với mục đích tìm kiếm và khám phá những tài năng trẻ về múa đương … [Read more...]

Đoàn vũ kịch Thượng Hải (Shanghai Ballet)

Đoàn Vũ Kịch Thượng Hải (The Shanghai Ballet) chính thức được đổi tên vào năm 1979 với tên gọi ban đầu là nhóm biểu diễn The White-haired Girl. Tháng 10 năm 1965, vở ba lê The White-haired Girl ( Bạch Mao Nữ) lần đầu tiên ra mắt tại Nhà hát Xu Hui ở Thượng Hải. Tác phẩm đã giành giải huy chương vàng cho giải Múa cổ điển đẹp nhất (Best Classical Dance Works) của thế kỷ 20 ở Trung Quốc. Chính điều này đã góp phần tạo nên vị trí nổi bật cho Shanghai Ballet ở Trung Quốc. Ngoài ra, trong … [Read more...]

Gala mùa Xuân 2013 – Hoà nhạc và Ballet

Dàn nhạc giao hưởng, Dàn hợp xướng và Đoàn ballet của Nhà hát Nhạc vũ kịch VN sẽ trình diễn trong chương trình Giao hưởng Hợp xướng Ballet Galla Mùa xuân 2013, vào ngày 3/3 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Với sự tham gia của đạo diễn- Nghệ sĩ nhân dân Phạm Anh Phương, nhạc trưởng Nguyễn Thiều Hoa, nghệ sĩ piano Tâm Ngọc, Quỳnh Trang và các nghệ sĩ từ Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam. Thông tin về chương trình và vé:Chương trình Phần 1 Tchaikovsky Polonaise từ vở opera "Evgeny Onegin" Trình diễn: Dàn giao hưởng King Rene's arioso từ vở opera "Iolanta" Tenor: Quốc Hưng Vũ khúc Tây Ban Nha trong vở ballet " Hồ Thiên Nga" Trình diễn: Dàn giao hưởng Puccini Tosca's aria từ vở opera "Tosca" Soprano: Vành Khuyên O, mio babbino care từ vở opera "Gianni Schicci" Soprano: Thăng Long Ketelby Phiên chợ Ba Tư Trình diễn: Dàn giao hưởng Grieg Vũ khúc Anitra Trình diễn: Dàn giao hưởng Bản Khúc hát Solvej Trình diễn: Dàn giao hưởng J. Strauss Bản Overture " Die … [Read more...]

Múa Tính cách nước ngoài

Múa Tính Cách nước ngoài là một trong những môn học nằm trong chương trình giảng dạy của khoa múa Nước ngoài, là một bộ môn cung cấp những kiến thức và hiểu biết cơ bản về ngôn ngữ, phong cách múa của một số dân tộc trên thế giới như: Nga, Ba Lan, ý, Hunggari, Tây Ban Nha, Zigan... thông qua các động tác, những bài tập vịn gióng và ở giữa sàn, các hình thức múa Dân gian, múa Sân khấu, các thể loại múa đơn, múa đôi và múa tập thể. Múa Tính … [Read more...]

Nội dung vở ballet Kẹp hạt dẻ

Nội dung vở ballet dựa theo câu chuyện cổ tích viết cho thiếu nhi "Chiếc kẹp hạt dẻ và vua chuột" của nhà văn Đức E.T.A. Hoffmann. Câu chuyện mở đầu bằng khung cảnh một đêm Giáng sinh, trong không khí đông vui đầm ấm của một gia đình thượng lưu. Clara, cô con gái của chủ nhà, cùng đám trẻ mê mẩn với Drosselmeyer (cha đỡ đầu của Clara) và những món đồ chơi mà ông mang đến. Trong số đồ chơi đó có chiếc kẹp hạt dẻ khiến Clara rất thích thú. Cô bé say sưa với món đồ chơi và khi khách khứa đã ra về hết, Clara ôm món đồ chơi đi ngủ... Từ đây bắt đầu một không gian pha trộn giữa hư và thực, những đan xen của trí tưởng tượng và hiện thật... Lũ chuột cùng vua chuột xuất hiện, chúng nhảy múa hò hét và đánh nhau với các món đồ chơi của Clara. Kẹp hạt dẻ „anh dũng chiến đấu", và cuối cùng - với sự giúp sức của Clara - đã đánh thắng vua chuột, khiến lũ chuột phải rút lui. Lúc này, Kẹp hạt dẻ biến thành chàng hoàng tử đẹp trai, cùng Clara say đắm trong không gian thần tiên ở Xứ sở Mùa Đông của … [Read more...]

Nhạc Kịch Ballet Hồ Thiên Nga – Swan Lake Ballet

"Hồ thiên nga" là vở balê đầu tiên mà Tchaikovsky sáng tác. Ông quan niệm, balê cũng là một bản giao hưởng, và ông đã thể hiện ý tưởng của mình vào vở balê đầu tay này của mình. Tchaikovsky đã làm thay đổi hoàn toàn cách nghĩ về các vở balê, đưa thứ nghệ thuật giải trí này lên thành một nghệ thuật trừu tượng, sâu sắc, mang được cả chiều sâu của tư duy. Vào thời Tchaikovsky sáng tác vở "Hồ thiên nga", ở xứ Bavaria thuộc nước Đức … [Read more...]

Lịch sử ba lê Phần II: Thế kỷ 18 – 19

Pháp thế kỷ 18: Ba lê phát triển thành một loại hình nghệ thuật Giữa thế kỷ 18, một loại hình kịch nghệ mới được hình thành mang tên opera-ba lê. Ở loại hình này, cả hai phần hát và múa đều được chú trọng tương đương. Đề tài của các vở ba lê chủ yếu lấy từ thần thoại Hy Lạp. Khi trở lên rất điêu luyện nhờ đạo tạo, các diễn viên ba lê Pháp bắt đầu biểu diễn trong các nhà hát kịch. Nhưng năm 1760, nhà biên đạo múa … [Read more...]

Múa “Hậu hiện đại”

Một quan niệm hiện đại cho rằng những phong trào ưa thể dục thể thao, thực hành yoga, cho đến sự lan tràn của nhạc nhảy điệu tiết mạnh là biểu hiện của một nỗi mong muốn trở về với thân xác và cộng đồng giữa một thế giới đã quá trừu tượng và máy móc. Hơn nữa, động tác và nhịp điệu có thể đem lại cơ hội độc đáo để con người tiếp xúc với sự thông thái nguyên thủy góp phần dung hòa thiên nhiên với văn hóa. Rất ít … [Read more...]