Nghệ thuật múa thể hiện đề tài lịch sử dân tộc

Một cảnh trong vở múa Ngọn lửa Hà thành của Thái Phiên và Công Nhạc. Giáo dục lịch sử dân tộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hun đúc lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc của mọi thế hệ người Việt Nam. Có nhiều hình thức giáo dục lịch sử, trong đó văn học - nghệ thuật là hình thức dễ cảm nhận, dễ đi vào lòng người, để lại những ấn tượng sâu sắc. Ðề tài lịch sử đã có vị trí đặc biệt đối với … [Read more...]

Sáng tác múa đề tài lịch sử: Giàu có nhưng khó làm!

"Sáng tác múa về đề tài lịch sử: Khó hay dễ?" và "làm sao để hài hòa giữa tư duy lịch sử và tư duy sáng tạo nghệ thuật trong tác phẩm múa" là những vấn đề cơ bản được đưa ra thảo luận trong hội thảo chuyên đề "Sáng tác múa với đề tài lịch sử và chiến tranh cách mạng" diễn ra ngày 4/4, tại Hà Nội. Đòi hỏi khắt khe Theo tiến sỹ lịch sử-biên đạo múa Nguyễn Thành Đức: "Lịch sử là quá trình hình thành, phát triển tộc người. Đặc thù của lịch sử là những điều có thật-sự thật lịch sử, thuộc về quá khứ. Lịch sử đã đi qua để lại cho con người một gia tài về tri thức quý giá."Những ý kiến cho rằng việc sáng tác múa về đề tài lịch sử là việc "dễ làm" lý giải: Lịch sử hàng nghìn năm dựng và giữ nước của dân tộc với bao sự kiện, nhân vật hào hùng là kho đề tài phong phú cho các nhà biên đạo múa khai thác mà không lo cạn vốn. Tuy nhiên, đi sâu vào vấn đề khai thác tư liệu lịch sử để phục vụ việc sáng tạo tác phẩm múa như thế nào là hợp lý, nhà nghiên cứu Thái Phiên bày tỏ: "Người sáng tác … [Read more...]

Nghệ sĩ lên tiếng về “đại dịch” múa phụ họa

Múa phụ họa đã trở thành thứ "gia vị" không thể thiếu trong các chương trình nghệ thuật. Tuy nhiên, các nghệ sĩ đầu ngành múa đã phải lắc đầu ngao ngán trước những màn múa phô trương mà vô bổ, thậm chí phản cảm… Sự xuất hiện của các vũ công trên sân khấu ca nhạc đã trở nên quen thuộc. (Ảnh minh họa) Ngày 1/8 tại Hà Nội, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực múa đã có buổi tọa đàm để "mổ xẻ" về múa phụ họa trên … [Read more...]

Dễ dãi như múa minh họa

Múa minh họa đang công thức và dễ dãi như thể một bản lý lịch có mẫu sẵn, chỉ việc điền tên qua loa vào là xong - một nhà phê bình lên tiếng trong Hội thảo về múa minh họa tổ chức tại Hà Nội sáng qua (1.8). Nhà phê bình Thái Phiên bắt đầu tham luận về múa minh họa bằng một câu chuyện buồn cười trên nền nhạc trữ tình cách mạng của bài hát Dáng đứng Bến Tre. Khi tất cả đang chìm trong chất anh hùng ca qua giọng của một nghệ sĩ nổi tiếng thì bỗng nhiên một tốp các cô gái khăn rằn, áo bà ba bỗng đâu nhảy những bước chân sải dài ra sân khấu. Chưa hết, để mô tả cho lời "Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió" thì tác giả đã để cho các cô du kích giả vuốt vào mái tóc ngắn cũn làm động tác giả tưởng. Khán giả từ phân tâm đến cười buồn và tê tái. Múa bưng bê đang bị lạm dụng trong minh họa bài hát - Ảnh: Ngọc Thắng Câu chuyện NSƯT Nguyễn Mạnh Hà kể về những diễn viên cỡ tuổi ông nội bà nội mà vẫn bị biên đạo bắt bà ngồi lên đùi ông. Rồi bà ườn người ra, y như một đôi nam nữ tỏ … [Read more...]

Lễ ra mắt và công diễn vở kịch múa Ngọn lửa Hà Thành thành công

Tối 29/9, tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ, số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội đã diễn ra lễ ra mắt và công diễn vở kịch múa Ngọn lửa Hà Thành của nhà nghiên cứu Thái Phiên. Đây là tác phẩm đã giành giải Nhì Cuộc thi viết kịch bản về đề tài kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà NộiNgọn lửa Hà Thành. Vở kịch múa với sự tham gia của Tổng đạo diễn, NSND Nguyễn Công Nhạc, các biên đạo NSƯT Kiều Lê, NSƯT Hữu Từ; Thiết kế âm nhạc: Đại tá Đức Trịnh (Hiệu trưởng Trường ĐH VHNT QĐ) cùng các nhạc sĩ Xuân Thuỷ, Xuân Phương, Đức Tân, Mai Kiên, Đức Nghĩa, Hữu Thái; Thiết kế mỹ thuật: NSƯT Hoàng Hà Tùng cùng các nghệ sĩ, diễn viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật quân đội biểu diễn. Vở kịch múa Ngọn lửa Hà Thành đã đưa khán giả được sống lại trong không gian đầy ắp bản sắc văn hoá Hà Nội xa xưa. Đó là những hình ảnh gồng gánh với những tà áo dài tứ thân tha thướt, hàng hoa Ngọc Hà, gánh cốm Vòng… của các bà, các cô xung quanh 36 phố phường Hà Nội những năm đầu thế kỉ 20. Không những thế, khán giả … [Read more...]