Cùng “nghe” những chiếc giày kể chuyện

Hiếm có chương trình nào cháy vé như “Chuyện kể những chiếc giày” diễn ra hôm 6.9 .2009 tại nhà hát thành phố HCM. mọi người sát vai nhua chen vào khán phòng cùng thưởng lãm, cùng “nghe” những chiếc giày kể chuyện. Chuyện kể về nghề múa nhọc nhằn mà tràn đầy cảm xúc thăng hoa, chuyện về những diễn viên múa đam mê và tận tụy với nghề, lặng lẽ hy sinh nuôi dưỡng bao ước mơ và bền bỉ một tình yêu với múa.

Quan niệm sân khấu cũng là đời thường -tổng đạo diễn-biên đạo múa Tấn Lộc cùng các cộng sự đã tái hiện cuộc sống thực thực tế của một diễn viên múavất vả trên sàn tập, “chạy sô” diễn đám cưới, múa phụ họa cho các ca sĩ, dạy khiêu vũ và đi tu nghiệp xa nhà… Chuyện kể những chiếc giày lật ra bề trái của nghề múa: những bon chen, giành giật xấu xa, những phút giây giằn vặt tự đấu tranh với bản thân để vươn tới nét đẹp của nghệ thuật múa đích thực…

Khán giả lần đầu tiên được biết đến nét đẹp hiếm có phía sau ánh đèn sân khấu: những giọt mồ hôi, nước mắt và đôi khi là cả máu không hề có khoảng cách giữa những diễn viên nổi tiếng và chưa thành danh trên sàn tập. Khán phòng ngập tràn cảm xúc với màn múa đơn của Thùy Chi hòa quyện cùng tiếng violon day dứt của anh trai cô – nghệ sỹ Tạ Tôn. Đêm diễn kết thúc với động tác buộc giây giày của Tố Như rồi đứng lên thăng hoa vào hư không, thấp thoáng phía sau chị là một diễn viên trẻ như một lời khẳng định: Sẽ còn mãi một tình yêu với múa, những diễn viên trẻ vẫn sẽ tiếp tục câu chuyện bất tận này cho dù không ít người bỏ cuộc rẽ sang một hướng khác vì cuộc sống khắc nghiệt

Trong đêm ấy, có rất nhiều khán giả và cả tôi đã chùi vội khóe mắt đỏ hoe rồi cùng bàng hoàng nhận ra rằng có biết bao điều mình chưa từng được biết về nghề múa, về những nghệ sỹ múa xưa nay chỉ quen được nhìn dưới ánh đèn sân khấu hào nhoáng… Thông điệp của những chiếc giày thật xúc động: Nghề múa phải khổ luyện từ nhỏ, không phải ai cũng có thể thành danh mà tuổi nghề lại rất ngắn…Xem để hiểu, rồi cảm thông và chia sẻ với nghề múa, để rồi đọng lại trong lòng chúng ta rằng: Không có điệu múa nào là tuyệt vọng !

708-cg1

Người xem được hòa mình cùng với người nghệ sỹ bằng những câu chuyện, hình ảnh từ phía sau cánh gà phía sau sân khấu, nơi luôn bận rộn và lộn xộn trong khi phía trước sân khấu luôn luôn là ánh sáng lộng lẫy và âm thanh hoành tráng

708-cg2

Phút nghỉ giải lao, những chiếc giày cùng ngồi tâm sự bên nhau, chia sẻ những vui buồn cuộc sống

708-cg3

Với diễn viên múa Tạ Thùy Chi: được sống và làm cái nghề mà mình yêu thích là một điều may mắn và hạnh phúc

708-cg4

Múa là cháy bỏng niềm đam mê với bao nỗi niềm

708-cg5

Là những trăn trở và day dứt bởi cuộc sống khắc nghiệt

708-cg6

Là nỗi cô đơn trong sáng tạo của người nghệ sỹ

708-cg7

Là cùng nhau thổi bùng lên ước mơ và chắp cảnh cho hy vọng

708-cg8

Là chấp nhận bao hy sinh vất vả để tỏa sáng trên thánh đường nghệ thuật

708-cg9

Và sẽ vẫn có những thế hệ trẻ nuôi dưỡng niềm tin và khát khao ấy để bay cao cùng nghệ thuật múa

p.s: Tôi viết bài này tặng những người bạn diễn viên múa nhà hát vũ kịch tp HCM và vũ đoàn Arabesque mà tôi quen biết và tôi không muốn nêu tên họ ở đây. Tôi muốn ngỏ lời cám ơn họ, nhờ xem họ múa mà tôi giữ được ngọn lửa yêu nghề và nhớ rằng vì sao tôi đã chọn nghề nhiếp ảnh cho mình. Cám ơn các bạn.

Bài và ảnh: Nguyễn Đức

[wps_sphinx_related_posts format="title-image-content" words="100" head="Các thông tin khác" class="next-posts" quantity="5" read_more="Chi tiết"]

Speak Your Mind

*