Đẹp như nhảy múa!

Nói vậy là bởi trước nay, trong suy nghĩ của không ít phụ huynh, theo nghề nhảy nhót thường là không… đàng hoàng, nhố nhăng. Nhưng với những gì khán giả được xem ở So you think you can dance phiên bản Việt, nhảy múa đã trở nên đẹp và hấp dẫn hơn bao giờ hết bởi mồ hôi, nước mắt, máu và cả đam mê đáng trân trọng từ cái nghề chưa được tôn trọng này.

3443-that-su-truoc-khi-co-nhung-chuong-trinh-mua-duoc-tap-luyen-va-dan-dung-nghiem-tuc-ky-cong-nhu-3443-doi-hinh-nay-lam-hinh-so-1

Thật sự, trước khi có những chương trình múa được tập luyện và dàn dựng nghiêm túc, kỳ công như

Chuyện kể những chiếc giày, Mộc, Vũ… khán giả trong nước chỉ thấy nhảy múa phổ cập là múa minh họa trong các tiết mục ca nhạc của các ca sĩ. Mà thường thì kiểu nhảy múa minh họa này hay bị chê tới tấp vì nhiều khi không liên quan đến bài hát. Đúng thật, là bởi những người theo đuổi đam mê này không có sân chơi, chương trình riêng để thể hiện hết khả năng, sáng tạo và tài nghệ của mình. Họ nhảy tốt, nhảy hay, nhưng buộc phải đi nhảy cho các ca sĩ vì muốn theo đuổi nghề dưới ánh đèn sân khấu, hoặc là cả việc mưu sinh trong cuộc sống của họ nữa.

Mấy ai biết được để có những bước nhảy, những kỹ năng, kỹ thuật nhảy đủ các thể loại như thế, họ đã phải bỏ mất bao nhiêu thời gian và công sức tập luyện với biết bao gian truân. Thế nhưng họ vẫn bị coi thường, xem nhẹ vai trò ở các sân khấu biểu diễn. Không ít người thiển cận đã đánh đồng dân nhảy như thế là ít học, dân “quậy”, thác loạn, có khi đi nhảy cho quán bar, vũ trường, hoặc là sẽ rất dễ dẫn tới con đường trở thành gái nhảy, trai nhảy… Thường thì rất nhiều phụ huynh khi con còn bé, đều rất muốn cho con cái đi theo học múa, học nhảy, chỉ để con lanh lẹ, dạn dĩ hoặc là để con mình dẻo dai, uyển chuyển hơn; chứ còn khi con cái trưởng thành đều chỉ muốn con mình bỏ ngay, theo học một cái nghề khác, chứ múa may chỉ có… hư người. Một nghịch lý và mâu thuẫn rất tréo ngoe, nhưng là điều có thật ở tâm lý của nhiều phụ huynh.

3443-vi-the-khi-xem-3443-2-512x341

Vì thế, khi xem

So you think you can dance, nghe những lời tâm sự chân thành đến ứa nước mắt của các thí sinh, không ít khán giả và phụ huynh đã chạnh lòng thương, cũng như biết trân trọng nghề này hơn. Thí sinh Trần Anh Huy đã lấy nước mắt của khán giả truyền hình khi nghẹn ngào chia sẻ với ban giám khảo rằng mình không được gia đình ủng hộ theo nghề múa, mặc dù đây là niềm đam mê lớn nhất trong cuộc đời. Anh đã đi học nghề để chiều theo ý bố mẹ, nhưng vẫn không thể bỏ được nhảy. “Hàng ngày, em phải xin tiền của mẹ để làm chi phí trang trải, cuối tháng em trả lại cho mẹ. Thế nhưng, có tháng em không kiếm được tiền, em rất buồn và em quyết tâm tham gia cuộc thi nhảy lần này để chứng tỏ cho gia đình thấy, nhảy múa không xấu, em không đi sai đường mà nhảy múa chính là niềm vui, cuộc sống của em”. Cũng như thế, thí sinh Kim Phụng vốn tỏ ra rất mạnh mẽ, trong vòng chọn ra Top 20 không kìm nén được cảm xúc đã òa khóc khi nói về sự cấm cản của mẹ khi cô theo đuổi múa. “Đây là một nghề lấy nhiều mồ hôi và máu… nhưng nó không được tôn trọng”. Mẹ cô là người kịch liệt phản đối cô đi nhảy múa vì không muốn con gái mình chọn nghề nhảy, thế nhưng, “trong những ngày em thi, mẹ lại chính là người mang cơm đến cho em ăn để có sức đi thi vì hiểu được niềm đam mê không thể rời bỏ của em”. Những giọt nước mắt ràn rụa, nấc nghẹn của cô khiến người xem giật mình, vì nếu từng lỡ có quan niệm không tôn trọng nghề nhảy múa. Xem đoạn này, tôi biết đã có rất nhiều khán giả đã có một cái nhìn khác với cái nghề này. Đó là: hoàn toàn tôn trọng công việc nghiêm túc, tốn nhiều công sức và phải có tài năng của những nghệ sĩ múa; chí ít là biết tôn trọng niềm đam mê, khát khao, nhiệt huyết có thật và luôn cháy bỏng của những người trẻ dám chọn cho mình con đường đi không hề trải hoa hồng này.

Không chỉ có những câu chuyện trên, cả chuyện bạn thí sinh Hoa Đức Công bị bệnh thận nhưng tự trọng, vượt qua các vòng thi bằng tài năng của chính mình mà mọi người đã nhắc đến nhiều nữa. Bấy nhiêu đó cũng đã thấy, tự dưng, chính nhờ So you think you can dance VN, nhờ những gương mặt đa diện, nhiều số phận, cảm xúc góp mặt ở mùa thi đầu tiên này, rất đông khán giả đã phải thốt lên: “Đẹp như nhảy múa!”. Một vẻ đẹp khó lẫn của bộ môn nghệ thuật này!

3443-dao-dien-pham-hoang-nam-mot-dai-dien-phu-huynh-da-chia-se-rat-thanh-that-ly-do-vi-sao-nhan-loi-dao-dien-chuong-trinh-nay-la-vi-anh-cung-co-con-gai-me-hoc-nhay-3443-3

Đạo diễn Phạm Hoàng Nam – một đại diện phụ huynh, đã chia sẻ rất thành thật lý do vì sao nhận lời đạo diễn chương trình này, là vì… anh cũng có con gái mê học nhảy! “

Con gái tôi cũng học nhảy đương đại, bé cũng là người hâm mộ “So you think you can dance” phiên bản Mỹ. Từ cháu, tôi thấy thêm rất nhiều điều thú vị đằng sau những bước nhảy. Nhảy múa vốn dĩ rất lành mạnh, đẹp đẽ, đáng yêu nhưng tiếp cận không đúng sẽ lại rất “nguy hiểm”, ngược lại biết khai thác và phát triển sẽ giúp trẻ hoàn thiện thêm vẻ đẹp hình thể từ hoạt động văn hóa tích cực, đồng thời giải tỏa bớt năng lượng tuổi trẻ một cách đúng nghĩa và lành mạnh nhất”. Và anh nói đây là chương trình thích hợp nhất cho các bạn yêu nhảy múa thể hiện hết mình và hi vọng phát hiện thêm nhiều tài năng nhảy múa cho showbiz Việt qua cuộc thi này.

Chỉ với 4 tập vòng loại, bán kết và 2 đêm liveshow chung kết, 2 đêm Thử thách quyết định vừa được phát sóng, nhưng So you think you can dance đã để lại rất nhiều ấn tượng cho người xem. Những thử thách khắc nghiệt đã lần lượt diễn ra, khi hầu hết thí sinh thường chỉ có chuyên môn về một môn nhảy: hiphop, latin, belly dance, đương đại… nhưng họ sẽ được huấn luyện để nhảy rất nhiều thể loại nhảy khác nữa, ai nhảy không tốt sẽ rớt! Đa phần khán giả bất ngờ với những điều thú vị, hấp dẫn trong chương trình, vì nhiều người không nghĩ xem nhảy lại có sức hút hơn xem hát. Rất nhiều khán giả đã chia sẻ về cuộc thi như: “Mình rất thích show này, thích các giám khảo không màu mè, chân tình. Thích các thí sinh, quá nhiều người nhảy đẹp, mình khâm phục đam mê và tài năng của các em“, hoặc: “Hay và cảm động quá. Ai cũng có cơ hội thực hiện ước mơ, các bạn chia sẻ rất thực nên cảm xúc người xem bị cuốn theo“; “Lâu lâu thay đổi không khí, xem một chương trình không ca hát, “sao” này “sao” kia, chỉ đơn giản là những vũ công đam mê và nhiệt huyết, thấy thư giãn gì đâu. Hôm nay mình may mắn có mặt ở Maximark Cộng Hòa, nhìn nhiều cặp nhảy mà tự nhiên cũng thấy muốn bay, nhảy theo”…3443-dep-nhu-nhay-mua-3443-4

Quả thật, đã có nhiều đêm đi xem, tôi đã muốn bay lên hoặc ngồi lắc lư cùng các điệu nhảy hút hồn trên sân khấu từ các thí sinh. Là một người chưa từng mặn mà gì với nhảy múa, tôi đã bắt đầu thấy mê nhảy. Bởi tôi thấy nhảy múa sao mà đẹp quá, người trình diễn bay bổng và thăng hoa đã đành rồi, lại còn khiến người xem cũng có thể bay bổng, thăng hoa theo với biết bao cảm nhận đẹp đẽ riêng tư nữa.

Đêm 21.10 vừa rồi, trong phần công bố ai bị loại, Anh Toàn là thí sinh phải chia tay cuộc thi, nhưng ấn tượng về anh có lẽ sẽ mãi đậm trong lòng khán giả truyền hình, bởi hành động chia sẻ ý nguyện xin được diễn lại bài múa 30 giây một lần nữa, để nhảy hết mình một lần cuối ở sân chơi này với nụ cười tươi tắn – như lời khẳng định đam mê trong anh vẫn luôn cháy bỏng dù không còn cơ hội tiếp tục cuộc thi cùng các bạn của mình.

Còn gì đẹp hơn ở đam mê và tinh thần của một cuộc thi nhảy múa như thế? Tôi muốn khép lại những cảm xúc này bằng status trên facebook của bạn Quạ Con (PV báo Phụ Nữ) post chiều 22.10, bởi đây cũng chính là cảm hứng để tôi bắt đầu ngồi gõ những dòng chữ cho bài viết này: “Coi Thử thách cùng bước nhảy mà tắt tiếng đi thì sẽ không biết ai đậu ai rớt, vì dù đậu hay rớt, ai nấy cũng khóc cười hạnh phúc trong vòng tay bạn bè. Chẳng có đối thủ nào ngoài bản thân, dường như nghệ thuật múa có chút gì đó tương đồng với võ thuật về tinh thần thượng võ, họ thi đấu thiệt đẹp!”.

Phan Cao Tùng

[wps_sphinx_related_posts format="title-image-content" words="100" head="Các thông tin khác" class="next-posts" quantity="5" read_more="Chi tiết"]

Speak Your Mind

*