Dư vị của thời quá vãng trong “Việt Nam những năm 70”

Đầy dư vị của thời quá vãng các biên đạo, nghệ sỹ đến từ hai miền của đất nước đã vừa mang đến cho khán giả Hà nội, hai đêm diễn kể về những câu chuyện của “Việt Nam những năm 70” qua những chuyển động đầy nhạy cảm, tinh tế của nghệ thuật múa đương đại.

Trong đêm diễn đầu tiên, bằng sự tinh tế và nhạy cảm của mình, biên đạo múa Lê Vũ Long cùng các nghệ sĩ của đoàn múa “Nơi đến” đã kể câu chuyện “MỘT TẬP THỂ CÁC CÁ NHÂN” – một góc khuất của đời sống Việt Nam thời bây giờ. Tác phẩm đã đem lại cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Khán giả đã có dịp quan sát, tiếp nhận và tìm hiểu sâu hơn về đời sống Việt Nam những năm 70 thông qua loại hình nghệ thuật này.

Là hình ảnh những em bé mắt to tròn ngơ ngác bị nhốt trong nhà để cha mẹ có thể yên tâm đi làm – tiết mục khai thác thế giới nội tâm của những đứa trẻ nói riêng và của con người nói chung. (tác phẩm Không gian gốc – Quách Hoàng Điệp).

Là sự khắc khoải trong tâm tư những người phụ nữ chờ chồng đi chiến trận. (Bến đợi – biên đạo Nguyễn Dũng).

Là câu chyện của một cá nhân lớn lên qua các thời kỳ biến đổi của xã hội (7x – Trần Ly Ly).

Hay câu chuyện về quan điểm sống của một người sinh ra trong những năm 70 (Tế bào – Quách Phượng Hoàng)

Bốn tác phẩm trong đêm diễn thứ 2 là 4 mảnh ghép, tuy không đầy đủ nhưng cũng có thể bao quát được phần nào bức tranh của xã hội Việt Nam những năm 70.

Dự án “Việt Nam những năm 70” được thực hiện qua 4 giai đoạn. Các biên đạo gửi ý tưởng tác phẩm trên bản giấy tới chương trình. Sau đó ban tổ chức phân tích và lựa chọn kịch bản. Giai đoạn 3 các tác giả cùng tham gia thảo luận tập thể, phát triển kịch bản và tìm ngôn ngữ riêng để thể hiện tác phẩm. Giai đoạn 4 các biên đạo làm việc độc lập với các nhóm nghệ sỹ khác nhau.

Mở đầu đêm diễn, biên đạo Lê Vũ Long, cũng là giám đốc dự án “Việt Nam những năm 70” đã đặt ra một vấn đề: “Tại Việt Nam chúng ta đã có Festival Huế, Liên hoan múa đương đại Châu Âu gặp Châu Á, chúng ta đã có các tác giả được nhà nước cử đi học và làm việc tại các nước phát triển, nay đã quay trở về, thậm chí có rất nhiều tác giả học tập, trưởng thành tại Việt Nam cũng rất quan tâm và làm việc với ngôn ngữ múa đương đại. Vậy tại sao các buổi biểu diễn múa đương đại của các tác giả Việt còn ít? Tôi xin đặt ra câu hỏi tại đây để chúng ta cùng suy ngẫm và đánh giá về vấn đề này.

[wps_sphinx_related_posts format="title-image-content" words="100" head="Các thông tin khác" class="next-posts" quantity="5" read_more="Chi tiết"]

Speak Your Mind

*