Tìm hiểu nghề múa

Múa là một loại hình nghệ thuật được biết đến như là “á quân” về sự khổ luyện chỉ sau nghề biểu diễn xiếc. Với nghệ thuật, người ta thường nói càng có tuổi thì nghề càng “chín”, nhưng với múa, các nghệ sĩ luôn có một cuộc chạy đua với… tuổi của mình.

Nghề không đợi tuổi

Để trở thành diễn viên múa chuyên nghiệp là cả một quá trình khổ luyện đầy gian truân và khắc nghiệt. Những cô bé, cậu bé có niềm đam mê với múa đã có thể được học múa ngay từ khi 4-5 tuổi. Cứ mỗi dịp nghỉ hè, các lớp học múa ở cung văn hóa, câu lạc bộ, nhà văn hóa… luôn quá tải học trò đăng ký học múa.

Tâm lý của nhiều phụ huynh muốn con mình khỏe mạnh, dẻo dai thì cứ cho đi học múa. Nhưng số học trò “trụ” lại được thì đếm trên đầu ngón tay bởi múa là một trong những bộ môn nghệ thuật đòi hỏi phải hội đủ những tiêu chuẩn khắt khe về hình thể, khả năng và sự khổ luyện.

3655-a1-4abb0

Nghề múa đòi hỏi sự khổ luyện từ khi còn nhỏ

Mỗi ngày phải tập luyện 4 đến 5 giờ, mồ hôi đổ ra trên sàn, tập đến trật khớp chân, bong gân, “đổ máu” là chuyện bình thường. Để giang thẳng hai chân, phải kéo chân bằng tạ, để có cơ bụng phải tập hít đất, để đứng thẳng phải dựa lưng vào tường hàng giờ, tập bẻ cong lưng, … Đó là chưa kể, học sinh, diễn viên múa luôn phải tuân thủ chế độ ăn uống đặc biệt. Áp lực tập luyện cao, sự cạnh tranh với bạn bè, sự kỳ vọng của thầy cô để nhanh chóng trưởng thành, để sống với niềm đam mê, học sinh trường múa phải có nghị lực cao mới có thể đi hết con đường đã chọn.

Dù đam mê đến mấy, nhiều nghệ sĩ cũng phải thốt lên: Đây là một nghề bạc bẽo. Cả chục năm học tập, rèn luyện thế nhưng chỉ một ước mơ được biểu diễn phục vụ công chúng những tiết mục đậm tính nghệ thuật, dàn dựng công phu, hoành tráng không phải diễn viên nào cũng đạt được. Bên cạnh đó, múa luôn đòi hỏi diễn viên phải trẻ, đẹp. Vậy nên, nếu là nữ thì chỉ đến 30 tuổi, còn nam may chăng đến 35 tuổi là… kịch đường biểu diễn.

Khó sống bằng nghề

Việc đầu tư cho văn hóa nghệ thuật ở nước ta hiện còn thiếu trầm trọng các địa điểm diễn – sân khấu đúng chuẩn (các sân khấu hiện nay chỉ mang tính chất phục vụ tạp kỹ). Chưa có sân khấu dành riêng cho học thuật và cho các loại hình nghệ thuật đặc thù như múa. Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ người tài, ưu tiên cho những người làm công tác đặc thù này cũng chưa hợp lý. Các nghệ sỹ không có thang lương riêng, xếp theo lương hành chính sự nghiệp dẫn đến thu nhập rất thấp.

Làng múa sau nhiều năm im ắng thì hai năm trở lại đây có một chút tiếng tăm khi xuất hiện một số gương mặt nghệ sĩ như Linh Nga, Thùy Chi… Tuy nhiên, khi hỏi về thu nhập từ nghề múa, họ đều khẳng định với mỗi nghệ sĩ múa không dễ gì để có thể trở thành “thiên nga” và nếu chỉ dựa vào múa không thôi thì khó có thể nuôi dưỡng được nghệ thuật này.

Để “nuôi” niềm đam mê với múa, họ phải làm đủ nghề khác, từ làm người mẫu quảng cáo đến dạy học… miễn là có thu nhập để đi hết cuộc đời với múa. Nhiều diễn viên múa cho biết, công việc chính của họ hiện nay là múa phụ họa cho ca sỹ tại các hội nghị, đám cưới, phòng trà… NSND Hà Thế Dũng, Hiệu trưởng Trường Múa, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa TPHCM, bày tỏ nỗi lo: “Các em ra trường phải vào các vũ đoàn để hoạt động, rất phí tài năng, kiến thức đã học.

3655-a2-4abb0

Nghệ sỹ múa – sống bằng sự đam mê

Nữ hoàng dance sport Khánh Thy từng là dân trường múa, cô được các giáo viên đánh giá cao về khả năng. Nếu tiếp tục với nghề chắc Khánh Thy sẽ thành múa chính của một nhà hát nào đó nhưng chắc trong lòng khán giả cái tên của cô rất mơ hồ. Cũng sẽ chẳng mấy ai nhớ tới Mỹ Duyên- một diễn viên nổi tiếng, một Nguyễn Phi Hùng- vừa hát, vừa đóng phim… nếu họ vẫn đi theo con đường ban đầu: Múa. Đến tài năng như chị em Lê Vân, Lê Vi cũng phải nhờ tới phim ảnh mới trở thành những cái tên quen thuộc trong lòng công chúng.

Nghệ sĩ múa nếu chạy theo được “guồng quay” này, thì thu nhập khá cao, vì có sức khỏe, một ngày có thể chạy được 5 đến 7 “sô” diễn với catse trung bình 200 – 300 nghìn/bài. Dân trong nghề ví múa giống như muối trong một bữa ăn, thừa thì mặn, thiếu cũng không xong. Nhưng người thưởng thức thường chỉ nhớ đến món ăn, mấy khi để tâm đến muối. Ngành múa ít “ngôi sao” vì thế? Kiếm được những hợp đồng quảng cáo như Linh Nga là điều xa vời với diễn viên múa. Để tồn tại, họ phải làm đủ nghề

Đầu vào tuyển sinh: Âm không thịnh, dương cực suy

Trong ngành múa lâu nay đã xảy ra tình trạng “âm” không thịnh mà “dương” lại cực suy. Diễn viên Cao Trí Thành, hiện đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Múa Việt Nam, kể rằng khi anh theo nghề này đã bị không ít người chê là “ẻo lả”. Có lẽ những thứ “ẻo lả” thường bị gắn với phe kẹp tóc cũng là một trong những nguyên nhân khiến phái mày râu ngại nghề?

3655-a3-4abb0

Âm không thịnh, dương cực suy

Mặc dù nhà nước đã có chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên theo học chuyên ngành múa tới 70% học phí nhưng vấn đề tuyển sinh của các trường vẫn còn rất nan giải. Ông Vũ Anh Quân, Trưởng khoa múa nước ngoài, Trường Cao đẳng Múa Việt Nam, tâm sự: “Đầu vào đang là nỗi lo của chúng tôi, từ giờ cho đến tháng 6 nhiệm vụ nặng nề nhất không phải thi cử mà là vấn đề tuyển sinh“.

Chẳng biết có phải vì tình trạng “thèm” trò hay không mà Trường Cao đẳng Múa cũng khá năng động trong khâu đào tạo, hệ 6 năm cũng có, 4 năm, 3 năm cũng có… Có sinh viên đang theo học đại học đã nhân thể “rẽ” vào trường Cao đẳng Múa học 2 năm, ra trường dễ xin việc, vì vừa đáp ứng được chuyên môn, lại vừa có có khả năng biên đạo vài tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn”.

Ở nước ngoài, nghệ sĩ múa thường chỉ học chuyên sâu một loại hình múa và dành toàn bộ thời gian, tâm huyết, đầu tư đến nơi đến chốn cho nghề. Tại Việt Nam, để ra trường, cùng một lúc các em học sinh, sinh viên phải tốt nghiệp cả bốn dòng múa khác nhau: múa dân gian dân tộc Việt Nam, múa ballet, múa hiện đại, múa tính cách (múa dân gian các nước trên thế giới). Vì phải đảm đương quá nhiều nên các em khó phát huy khả năng chuyên sâu một loại hình múa. Chưa kể, sau khi ra trường, hầu hết sinh viên trường múa đều đầu quân vào các vũ đoàn để mưu sinh và được làm đúng nghề đã học.

Hãy cứ theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn:

Những băn khoăn về thu nhập quá thấp, cơ hội theo con đường chuyên nghiệp quá hẹp… Vậy điều gì đã khiến đã, đang và sẽ có không ít bạn trẻ vẫn tìm đến với nghệ thuật múa, cống hiến tài năng, sức trẻ và cả mồ hôi, nước mắt cho bộ môn nghệ thuật này. NSƯT Nguyễn Văn Quang – Hiệu trưởng Trường cao đẳng Múa Việt Nam:”Hầu hết các em đã có thể đi biểu diễn bằng chính nghề của mình ngay trong quá trình học, và số thù lao chỉ trong một tối đã hơn cả suất học bổng cả tháng. Hầu hết các em cũng đã có việc làm đúng nghề sau tốt nghiệp. Không chỉ được nhận vào các đoàn nghệ thuật, nhiều em đã mở các nhóm múa, tự đi biểu diễn… Diễn viên múa vẫn đang được xã hội quan tâm và ưu ái, hy vọng ngày càng có nhiều em quan tâm theo học lĩnh vực này.”

3655-a4-4abb0

Nguyễn Ngọc Anh – Người Việt đoạt giải Diễn viên múa xuất sắc nước Anh

Tôi từng theo học chuyên ngành múa cổ điển tại trường Múa Việt Nam từ năm 1991 đến 1998. Sau khi tốt nghiệp, tôi làm việc cho Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam trong 3 tháng và sang Học viện Nghệ thuật Hong Kong du học. Năm 2003, khi Random Dance – một trong những công ty múa nổi tiếng nhất châu Âu, có trụ sở tại Anh – tuyển diễn viên, tôi gửi hồ sơ và đã may mắn vượt qua gần 800 ứng viên đến từ nhiều quốc gia để trở thành 1 trong 3 người trúng tuyển của đợt đó, cùng với hai diễn viên Pháp và Nga.” Nguyễn Ngọc Anh đã đoạt giải thưởng: Nam diễn viên múa đương đại xuất sắc nhất nước Anh 2008, Biên đạo trẻ xuất sắc nước Anh 2007. Anh cũng là trợ lý biên đạo múa cho bộ phim “Harry Porter và Chiếc cốc lửa“.

Một số địa chỉ đào tạo cho các bạn trẻ đam mê nghề múa:

  • ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội
  • CĐ Múa Việt Nam
  • CĐ Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc
  • CĐ Văn hoá nghệ thuật Việt BắcTrường
  • Trung cấp Múa TP. Hồ Chí Minh
[wps_sphinx_related_posts format="title-image-content" words="100" head="Các thông tin khác" class="next-posts" quantity="5" read_more="Chi tiết"]

Speak Your Mind

*