Tiếc cho “Kẹp hạt dẻ”

Phải chăng khán giả thủ đô không nồng nhiệt với vở ballet nổi tiếng của Tchaikovsky bằng khán giả TP.HCM?

Trong khi phiên bản của vở ballet “Kẹp hạt dẻ” tại TP.HCM cháy vé, thì ở Hà Nội tối qua (15/11), buổi công diễn “Kẹp hạt dẻ” lại trống rất nhiều ghế ngay tại tầng 1 của khán phòng Nhà hát lớn.

Cùng với “Hồ thiên nga” hay “Người đẹp ngủ” của nhà soạn nhạc lừng danh người Nga, thì “Kẹp hạt dẻ” cũng là một trong những vở ballet được trình diễn nhiều nhất trên thế giới, đặc biệt vào mùa giáng sinh. Âm nhạc mê hồn của Tchaikovky quyến rũ khán giả ở mọi lứa tuổi; trong khi không gian cổ tích, lộng lẫy của “Kẹp hạt dẻ” khiến tất thảy người xem đều dễ dàng trở lại những khoảnh khắc hồn nhiên mơ mộng của tuổi thơ.

Mặc dù được trình diễn trong cùng một khoảng thời gian, nhưng “Kẹp hạt dẻ” ở Hà Nội (do đoàn múa và dàn nhạc giao hưởng Nhạc vũ kịch thực hiện) có nội dung đã được thay đổi một phần; còn tại thành phố Hồ Chí Minh, vở vũ kịch được giữ nguyên bản gốc và được thực hiện cầu kỳ bởi biên đạo múa nổi tiếng người Na Uy Johanne Jakhelln Constant.Với thời lượng 60 phút, vở diễn đã được biên đạo sân khấu NSND Kiều Ngân của đoàn Hà Nội biến hóa nhẹ nhàng thành nội dung “Giấc mơ ở xứ sở thần tiên”.

3235-20121116112846-anh-1-avatar

Khung cảnh đêm giáng sinh

Nội dung bản gốc vở ballet “Kẹp hạt dẻ” vốn dựa theo câu chuyện cổ tích viết cho thiếu nhi “Chiếc kẹp hạt dẻ và vua chuột” của nhà văn Đức E.T.A. Hoffmann. Nhỏ gọn nhưng “Kẹp hạt dẻ” Hà Nội không sơ sài. Vở vũ kịch đã mang lại những cảm xúc rất đẹp khi nghệ thuật múa cổ điển chuẩn mực kết hợp với âm nhạc tuyệt vời. Đặc biệt phục trang, hóa trang và sân khấu đã được làm rất tốt, tái hiện bầu không khí cổ tích kỳ ảo.Vở ballet gồm 2 màn và nhiều tiểu cảnh, trong đó đã rút gọn 1 số cảnh của phiên bản gốc. May mắn thay, những đoạn múa đẹp mắt đi kèm phần âm nhạc trữ tình rất được mong chờ như Hành khúc (March) hay đoạn múa đôi Pas de Deux đều được giữ nguyên.Biên đạo đã kết hợp hai điệu valse kỳ ảo “Vũ điệu của những bông hoa” (Waltz of the Flowers) và “Vũ điệu của những bông tuyết” (Waltz of the Snowflakes) thành một để giảm thời lượng của vở diễn. Bởi thế, khán giả đã không được chứng kiến những bông tuyết lộng lẫy bay – vốn được xem là màn chuyển cảnh hoàn hảo.

3235-20121116141419-anh-5

Clara chuẩn bị chìm vào giấc ngủThú vị nhất và không dễ thực hiện là cảnh chiến đấu với đàn chuột trong màn 1. Cảnh này đã được tái hiện hấp dẫn và sống động bằng tạo hình những con chuột to lớn đáng ghê sợ với cặp mắt đỏ ngầu quần thảo đội cận vệ của Clara. Không phải là dịp thường xuyên để khán giả Hà Nội có cơ hội thưởng thức một vở ballet trọn vẹn. Bởi thế, việc gặp lại các diễn viên ballet của nhà hát Nhạc vũ kịch một dịp tuyệt vời để thưởng thức những bước nhảy nhẹ nhàng mà tinh tế. Các diễn viên có kĩ thuật cơ bản tốt, các màn múa chung được thực hiện mềm mại và ấn tượng.

3235-20121116112846-anh-2

Bên cạnh Phan Lương – một nghệ sĩ múa quen thuộc có kỹ thuật chắc chắn – đã làm tròn vai trong vị trí múa chính; thì Thu Huệ (Clara) và Văn Nguyên (Kẹp hạt dẻ – Hoàng tử) cũng gây được cảm tình lớn với khán giả bằng biểu cảm tươi tắn. Hai nghệ sĩ trẻ chỉ thiếu một chút sự tự tin và sức bật để hoàn thiện kỹ thuật ballet và làm tròn hơn vai “đinh” của vở. Ballet của Việt Nam rất có tiềm năng để cống hiến cho khán giả, và các nghệ sĩ trẻ cần thêm không gian sân khấu để trui rèn, thể hiện mình.Dưới cây đũa chỉ huy của nhạc trưởng người Đức Graham Sutcliffe, dàn nhạc chơi sống động và rực rỡ, biến âm nhạc trở thành linh hồn của Kẹp hạt dẻ tối qua. Phần âm nhạc của Tchaikovsky đã làm say lòng khán giả


Clip: Trích đoạn Hành khúc (March) trong màn I

3235-20121116141634-anh-3

Clara và Kẹp hạt dẻ – Hoàng tử

3235-20121116141656-anh-6

3235-20121116113131-anh-4

3235-20121116113158-anh-7

Điệu nhảy của những chú hề ở xứ sở thần tiên

3235-20121116113158-anh-8

3235-20121116113158-anh-9

Hồ Hương Giang
Ảnh: Angellittlefire

[wps_sphinx_related_posts format="title-image-content" words="100" head="Các thông tin khác" class="next-posts" quantity="5" read_more="Chi tiết"]

Speak Your Mind

*